NHỮNG BÍ QUYẾT TRONG GIAO TIẾP - Trang 122

Thứ nhất, là tầm quan trọng của sự chuẩn bị. Cuomo biết rõ người nghe

ông nói thuộc thành phần nào. Những lời lẽ ông dùng rất thuyết phục. Quan
điểm của ông có cơ sở dựa trên những nghiên cứu khoa học lẫn những suy
nghĩ sâu sắc.

Thứ hai là tầm quan trọng của sự mạnh mẽ, quyết đoán. Cuomo hoàn

toàn có thể chọn một đề tài nói an toàn và nhẹ nhàng hơn. Thế nhưng ông
đã làm một việc mà không phải ai cũng dám làm. Chính nhờ điều này ông
đã gây một ấn tượng manh.

GIÁ TRỊ CỦA SỰ NGẮN GỌN

Tôi từng nghe một giáo viên tiếng Anh kể một câu chuyện về một thanh

niên khi nhận lá thư của người bạn. Lá thư này dài đến mấy trang liền và
kết thúc bằng một lời xin lỗi "Xin cậu thứ lỗi vì tớ đã viết dài như vậy. Tớ
không có thời gian để viết một lá thư ngắn". Thoạt nghe thấy vô lý. Nhưng
nghĩ kỹ thì thấy chuyện này có lý. Thật không dễ dàng để viết một cách
ngắn gọn và cô đọng. Nhất là đối với những việc bạn biết nhiều về nó.
Nhưng trong nghệ thuật nói thì rất cần cô đọng và làm ngắn gọn lại những
lời nói của mình.

Khi bạn trình bày một bài diễn văn trước công chúng, sự cô đọng và

ngắn gọn sẽ được mọi người hoan nghênh. Abraham Lincoln rất am tường
điều này. Bài nói của ông trước công chúng không đầy năm phút nhưng nó
khiến người ta nhớ hơn là bài nói dài hai giờ đồng hồ của Edward Everett.
Sau đó Everett đã viết một lá thư cho Lincoln: "Tôi phải thừa nhận bài nói
dài hai tiếng đồng hồ của tôi không tác động nhiều đến công chúng bằng
những gì anh nói trong hai phút!".

Một trong những bài nói dài nhất lịch sử nước Mỹ, là bài nói đầu tiên

trước công chúng của cựu tổng thống William Henry Harrison. Bài nói này
thực sự giết chết ông vì nói quá dài. Harrison đã nói hơn một tiếng đồng hồ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.