Trò chuyện trong những bữa ăn tối thân mật đối với tôi dễ dàng hơn
nhiều. Tôi nghĩ rằng các bạn cũng cảm thấy như vậy. Vì trong dịp này hầu
hết mọi người đã quen biết nhau cả nên việc trò chuyện sẽ thuận lợi và ăn ý
hơn.
Tạo một không khí rôm rả trên bàn ăn ư? Không khó! Chỉ cần ta đề cập
đến những sự kiện nóng bỏng mà ai cũng có thể bàn luận, đóng góp ý kiến.
Đôi khi có những việc ngoài ý muốn, chẳng hạn một người nào đó vừa trải
qua một ngày làm việc thất bại, hay có chuyện riêng tư chán nản...Lúc ấy
nên tế nhị và đừng đề cập đến chuyện không vui của cá nhân họ, hãy nói về
những đề tài thoải mái và hào hứng hơn.
TIỆC CƯỚI, SINH NHẬT, LỄ TANG...
Tiệc cưới, tiệc sinh nhật... là dịp để những người quen thân tụ tập lại và
chung vui với nhau. Ở những nơi này bạn có thể trò chuyện với mọi người
một cách thoải mái nhất, dù cho bạn có quen thân với họ hay không.
- "Anh có quen cô dâu không? Tôi là bạn thân của cô ấy. Nhưng đến bây
giờ tôi mới biết mặt chú rể đấy. Cô ấy rất dễ thương, gia đình cũng đàng
hoàng lắm..."
Bạn có thể tha hồ tán gẫu với người mới quen về cô dâu, về chú rể, về
những việc đang diễn ra trong bữa tiệc... "Anh có biết họ sẽ đi nghỉ tuần
trăng mật ở đâu không? Anh quen với bên đàng trai như thế nào?" Có rất
nhiều, rất nhiều đề tài để bạn trò chuyện.
Trái lại, việc phân ưu sẽ nhiều hơn nơi tang lễ. Một nguyên tắc cơ bản
khi nói chuyện với những thành viên trong gia quyến người mất là: "Lựa
lời mà nói". Đừng nói những gì không thích hợp hay những gì thừa thãi.
Không nên chia buồn bằng câu nói: "Tôi biết anh rất buồn, rất đau khổ..."
Vì câu nói này là thừa. Lời chia buồn quá thống thiết càng làm cho gia
quyến đau đớn hơn mà thôi. Càng tệ hại hơn khi ai đó chia buồn rằng: "Bi