Từ năm 27 tuổi, Franklinh đã bắt đầu học ngoại ngữ. Với
phương pháp mang tính thực dụng hàng đầu của mình, Franklin đã
liên tiếp chinh phục được một loạt ngôn ngữ khó như tiếng Pháp,
tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng La-tinh... Và tất cả sau này
đều trở thành những công cụ vô cùng hữu ích.
Tôi học tiếng Hy Lạp, tiếng La-tinh từ năm 35, 36 tuổi và học
tiếng Nga từ năm 57 tuổi. Tiếng Pháp thì tôi học từ năm 16, 17 tuổi.
Tiếng Anh từ năm 10 tuổi và tiếng Tây Ban Nha từ năm 21 tuổi...
Tất cả tôi đều học theo nguyên tắc tự học. Tôi dám quả quyết một
điều là ngoài tiếng Anh ra thì tất cả các thứ tiếng còn lại chỉ cần
theo thầy cô để học phát âm trong một tháng đầu tiên, nếu dài
hơn thì chỉ có hại chứ không có lợi. Tôi biết một người là giáo viên
giảng dạy tiếng Anh trong hơn 20 năm tại một trường chuyên ở chế
độ cũ, nhưng hầu như không có khả năng đọc hiểu các bài viết
tiếng Anh. Cũng có nhiều người cho dù ở nước ngoài 10 năm, 20
năm nhưng lại không biết đọc ngôn ngữ của đất nước đó. Những
thứ đang được dạy tại các trường đại học của Nhật Bản chẳng có ích lợi
gì. Ngay cả với những người đã tới thực địa học và đã nhớ, đã thuộc
thì với thứ tiếng của những phu kéo xe, của những tay hướng dẫn
viên du lịch hay của những chàng bồi bàn thì làm sao có thể hiểu
được một cách chính xác ngôn ngữ của đất nước đó. Cả tiếng Anh
trong trường học và tiếng Anh trong thực tế đều không hoàn
thiện. Thứ tiếng Anh thực tế thì không mất nhiều tiền học
nhưng không có ích thực sự, thứ tiếng Anh trường học thì mất
nhiều tiền bạc, thời gian nhưng lại không phát huy được tính thực
dụng. Cả hai thứ đều không ổn nên tốt nhất là không nên học.
Vậy đâu là phương pháp học tốt? Câu trả lời là tự học. Không
dùng được những bộ giáo trình bởi chúng thiếu sự hoàn thiện. Ở
trường Nhật ngữ của doanh trại quân đồn trú, học viên có thể học
xong tiếng Nhật thực dụng chỉ trong hai tháng. Đây quả là một điều