Anh ta không có tiền, không biết tiếng Anh nhưng luôn ung dung,
tự tại, đi khắp mọi nơi trên thế giới. Một con người có tâm hồn vui
tươi, luôn tràn đầy tinh thần lạc quan, yêu đời. Ở Ấn Độ hay
Trung Quốc có rất nhiều những con người như thế. Đó là đại thi
hào Rabindranath Tagore, là vị lãnh tụ tinh thần Swami
Vivekananda
, là nhà thơ Lâm Ngữ Đường
... Còn ở Nhật Bản
chắc cũng chỉ có một người như Okakura Tenshin
mà thôi. Tôi tự
thấy mình đã đi trên một con đường nửa nọ nửa kia, giống như
kiểu một đứa con lai giữa Gandhi và Hem Chandra vậy. Nhật Bản
cũng đã chứng kiến khá nhiều họa sỹ tìm đường sang Anh quốc
học tập, nghiên cứu. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn ở đây.
Bởi lẽ, hành trang của các họa sỹ đó đơn thuần chỉ là kỹ thuật, còn
thứ mà tôi, Okakura Tenshin hay Hem Chandra mang theo đây đó
khắp nơi chính là tư tưởng.
“Có một lần, Hem Chandra đến khu nhà nơi ta trọ trong bộ
trang phục giống như người Ấn Độ hay dùng: mặc áo và quấn
khăn quanh hông. Bà chủ nhà khi ra mở cửa đã vô cùng kinh ngạc và
vội vàng chạy tới chỗ ta báo: “Có một kẻ điên tới tìm gặp cậu kìa.” Ta
cũng rất lấy làm ngạc nhiên, không nói được lời nào nhưng trên
khuôn mặt của anh ta, ngoài nụ cười tươi rói, vui vẻ ra không hề có
chút biểu hiện gì khác thường cả. Ta hỏi: “Cậu ăn mặc thế này có bị
bọn trẻ con trên phố cười đùa, trêu chọc không?”- “À, bọn trẻ ấy
(chứ) gì? Chúng kéo tới, xúm quanh tớ đông lắm. Nhưng tớ cứ bơ đi
như không có chuyện gì, thế là chúng liền im bặt.”, anh ấy trả lời.
Narayan Hem Chandra lưu lại London trong vài tháng rồi lên
đường đi Pari. Anh ấy bắt đầu học tiếng Pháp và cũng bắt đầu
dịch một tác phẩm bằng tiếng Pháp. Vì ta biết một lượng tiếng
Pháp đủ để có thể hiệu đính bản dịch, nên anh ấy đã chuyển cho ta
bản dịch đó. Nhưng khi nhận được thì đó không phải là bản dịch, mà
là một sáng tác hoàn toàn khác.”