(26) NĂNG LỰC PHÁN ĐOÁN TỐI
CAO
Gandhi là một vị thánh toàn diện cho nên không phải là một cái gì
đó cần được tán dương, ca tụng. Sự vĩ đại của Gandhi – người đã lập
nên một sự nghiệp vĩ đại đến mức nếu đem so sánh với Đức Phật
Thích Ca hay Đức Chúa Giê-su thì cũng tựa như vầng trăng sáng
chói đứng trước vầng thái dương rực rỡ – được thể hiện ở duy nhất
một điểm, đó là sự tự phê bình triệt để đến cùng cực. Nói cách khác,
ông luôn biết rằng mình chỉ là một kẻ xấu xa, tồi tệ, tầm
thường, ty tiện, đáng khinh, đáng trách. Ông khăng khăng tự nhận
mình như thế đến mức dù ai có nói gì, ông cũng không chịu nghe.
Riêng việc tự nhận mình là kẻ xấu xa, ngu dốt, đáng thương nhất
trên đời đã là một việc hết sức kỳ lạ, nhưng ông lại là nhân vật vĩ đại
nhất thế gian này. Ý thức tự giác trong nhận thức về khiếm
khuyết của bản thân càng rõ ràng, càng lớn mạnh, càng sâu sắc thì
sự tán dương, ca tụng thực sự sẽ càng cao, càng lớn và càng sâu. Khi
còn được ca ngợi bởi những điểm tốt, điểm mạnh, điểm nổi bật
thường thấy trong đời thì chưa phải là con người của chân thực. Đó
chỉ giống như màn biểu diễn của người diễn viên mà thôi.
Có lẽ sẽ không có gì có thể khiến chúng ta xúc động mạnh mẽ
bằng những lời cuối cùng trong cuốn hồi ký của Gandhi… Tôi đặt
bút xuống sau khi đọc xong những dòng chữ cuối cùng ấy. Mặt
trời buổi sáng ngày thứ tư tại Rangoon đã ló dạng phía đằng Đông.
Gandhi viết cuốn hồi ký này năm ông 60 tuổi nhưng từ đầu
cho tới cuối tác phẩm luôn tràn ngập một tinh thần sám hối hoàn
toàn. Một cuộc đời của sám hối.