bằng được triết lý Satyagraha mà ta đã làm tổn hại tới lý tưởng cao
đẹp, thần thánh đó.
Ký ức về hành động đó giờ đây càng làm tim ta nhói đau hơn và
ta luôn suy nghĩ làm thế nào để dừng việc uống sữa dê lại. Tuy
nhiên, cho đến giờ ta vẫn không thoát khỏi được cám dỗ và mong
muốn được phục vụ vẫn đang chiếm trọn tâm trí ta. Những trải
nghiệm trong sinh hoạt ăn uống sau đó đã làm nên một phần con
đường tìm kiếm ashimsà (bất bạo động) của ta. Điều đó đã đem
lại cho ta niềm vui và hạnh phúc. Thế nhưng, việc uống sữa dê
khiến con tim ta đau đớn không phải từ vấn đề về ahimsà trong
ăn uống mà là từ vấn đề về chân lý. Bởi lẽ đó chính là một kiểu
giẫm đạp lên những lời thề ước. Đối với ta, dường như ta hiểu rõ
về lý tưởng chân lý hơn cả ahimsà.
Từ kinh nghiệm mà nói, ta biết rằng nếu đánh mất chân lý thì
sẽ không thể khám phá ra những bí ẩn của ahimsà. Lý tưởng chân lý
không phải chỉ được biểu hiện về mặt ngôn từ, chữ viết qua những
lời thề nguyện mà nó phải được thực hiện trên phương diện tinh
thần. Trong trường hợp của ta hiện tại thì ta đã giết chết tinh
thần. Ta đã giết chết tinh thần của chính lời thề của bản thân và
đang chăm chút, câu nệ về mỗi cái vẻ bên ngoài của nó. Điều đó
khiến ta đau lòng. Ta hiểu rõ điều đó nhưng lại không thể nhìn
thẳng vào phía trước. Nói cách khác, ta không thể tiến lên trên con
đường đúng đắn. Đó tuy là hai vấn đề khác nhau nhưng về căn
bản thì chỉ là một mà thôi. Vì thế mà ta đã ngày đêm không ngừng
cầu nguyện “Hỡi đấng tối cao, xin hãy ban cho con niềm tin!” và
hy vọng vào một ngày được Ơn Trên phù hộ.”
Chà chà! Quả là những lời văn hào hùng, bi tráng! Gandhi vì bận
rộn mà đã không có thời gian để nghiên cứu về y học. Vì thế mà đã
xuất hiện những khiếm khuyết trong sinh hoạt ăn uống của ông.