NHỮNG CHÀNG TRAI HUYỀN THOẠI - TẬP 2 - Trang 22

làm giáo sư giảng dạy tại đại học đấy nhưng cả đời cũng không thể
kiểm soát hay sử dụng được dù chỉ là một người nào đó. Nếu bạn
không phải là người kiểm soát được người khác thì bạn không có tư
cách để trở thành người tự do. Đó không phải là kiểm soát, sai bảo
người khác bằng tiền bạc hay quyền lực. Đó phải được xuất phát
từ sự yêu quý, mến phục, không cần cất tiếng nhờ vả mà người
khác cứ tiến tới mong muốn hợp tác, giúp đỡ. Cho tới lúc này bạn
đã kiểm soát được bao nhiêu người? Để trở thành người có thể kiểm
soát, sai bảo người khác thì trước hết bản thân mình phải là người
năng động, hết mình vì người khác. Bạn có bao nhiêu bạn bè? Bạn
bè mà tôi nói ở đây phải là người có cùng suy nghĩ, tư tưởng với mình,
cả đời luôn hành động, thay đổi giống mình và luôn đồng hành với
mình. Nếu không có được nhiều người bạn như vậy thì cả đời bạn sẽ
không thể kiểm soát, sai khiến được ai theo ý muốn của mình. Và
người như thế chắc chắn sẽ không thể trở nên hạnh phúc.

“Trong những năm cuối của cuộc đời, cha ta bắt đầu biết tới

tôn giáo. Ông nghiên cứu thánh điển Gita

(1)

và ngày nào ông cũng

đọc to từng chương trong giờ hành lễ.”

Tôi không biết trẻ con có hiểu các bài kinh trong tôn giáo không,

nhưng rõ ràng thói quen sinh hoạt nề nếp, trật tự như thế của
người cha đã ảnh hưởng rất lớn tới cậu bé Gandhi của chúng ta. Tất
nhiên, hàng ngày tụng kinh niệm Phật như thế nhưng nếu những
hành động trong thời gian còn lại của người đó không phù hợp với
những lời giáo huấn, răn dạy của kinh Phật thì cũng không có ý
nghĩa gì cả.

Thế còn người mẹ thì sao? Bà là người như thế nào?

“Ấn tượng nổi bật nhất của ta về mẹ đó chính là sự thánh thiện.

Bà có niềm tin sâu sắc vào tín ngưỡng. Hàng ngày, nếu không
cầu nguyện xong thì không bao giờ bà dùng bữa. Ngày nào bà cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.