nhiều tác giả
Những chuyện đáng suy ngẫm
Giận Dữ, Kềm Chế Hay Bộc Lộ?
Giận dữ khiến ta sẵn sàng làm một điều gì đó cho hả cơn bực tức!
* Khi cơn giận dấy lên ở não, nó đẩy cao huyết áp và nhịp tim, rút máu
khỏi tứ chi, đặt cơ thể vào tình trạng sẵn sàng sợ hãi hay chiến đấu?
Có thể chúng ta sẽ chửi mắng xối xả, gây thiệt hại nặng nề cho kẻ khác khi
bị chọc giận. Nhưng một phản ứng bằng lời nói hay hành động không phải
là điều không thể nào tránh được.
* Tất cả chúng ta đều phản ứng giống nhau trước những thái độ vô tâm và
thiếu tôn trọng: NỔI GIẬN . Nhưng cách chúng ta biểu lộ cơn thịnh nộ lại
hoàn toàn mang tính cách cá nhân. Sự phân biệt giữa cảm xúc và hành
động rất quan trọng. Vì trong khi không thể khống chế nỗi xúc động , theo
lý thuyết, ta có thể kiểm soát được hành vi của mình. Trong một số trường
hợp, thì sự giận dữ rất cần thiết và có ích.
Nó lập ra những giới hạn để bảo vệ mình. Thí dụ, khi có người xâm phạm
sự riêng tư của bạn, thì sự tức giận giúp bạn giữ kẻ đó ở một khoảng cách
thích hợp. Nó cũng là một phản ứng hữu ích để phục hồi sau một sự lăng
nhục về thể lý, tình dục hay cảm xúc.
Khi nhận ra mình không phải là một kẻ vô gía trị như mình tưởng , thì cơn
thịnh nộ giúp người bị tổn thương hất tung mối nhục nhã kia và ném nó lên
đầu kẻ đã xúc phạm mình. Đó là bước phục hồi đầu tiên .
Nhưng có lẽ tới 95% những cơn tam bành thường không có mục đích và có
hại nhiều hơn là có lợi. Dù mỗi người chúng ta mích lòng theo nhiều cách
khác nhau thì về cơ bản thường có 4 loại phản ứng sau:
* Bạn có thể :
1-Thừa nhận cảm xúc của bạn, và tự mình đương đầu với nó.
Giữ chặt lưỡi và đếm từ 1 tới 10 vẫn là biện pháp hữu hiệu để khỏi bùng
nổ.
2-Trấn áp cảm xúc của bạn , không công nhận rằng mình đang tức giận. Và
có thể sau nhiều năm kềm chế, bạn sẽ phải trả giá bằng những rối loạn tâm