nghịch lý. Thật ra việc đó rất thường xảy đến cho những người nói nhiều.
Họ nói một hồi đi xa trọng tâm vấn đề, cũng bởi họ tìm nhiều câu chuyện
để minh họa, và khi giật mình lại thì quên mất "thuở ban đầu".
Cổ nhân thường nhắc chừng "Hãy tự nghe mình trong khi nói", có ý
khuyên ta nên kiểm soát trong lúc mình đang nói. Muốn làm được điều đó,
ta phải nói chậm và nói ít.
"Nên đề phòng lúc sướng miệng" (Uông Thụ Chi), câu nói đơn giản đó
không phải chỉ cho việc nói mà thôi, mà còn chỉ cho việc ăn uống nữa
(Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng ngôn xuất). Ai biết nghe được những lời
mình đang nói, mới đáng là người biết nói. Hiểu được lời người khác nói
mới gọi là người biết nghe.
Thậm chí người ta còn nghe được lời của người câm nói.
Có lần nhà bác học lỗi lạc A. Einstein nói với nhà kịch câm Chaplin
Charlot: "Ngài! Tôi nói rất nhiều mà thiên hạ không nghe được, ngài không
nói lời nào mà thiên hạ nghe đến khóc được". Cho nên không phải nói
nhiều người ta mới hiểu đâu.
Câu nói không rắc rối, trong sáng và chân thành, nên tranh thái độ châm
biếm, cợt nhã, được như vậy bạn đã thành công hơn một nửa trong việc
thuyết phục.
Chúng ta để ý những câu tục ngữ mà ta thường gặp "Biết thì thưa thốt,
không biết thì dựa cột mà nghe". Không ai sợ bạn hay trọng bạn về những
lời đao to búa lớn cả. Thậm chí trong việc dùng mưu trí, lời nói đơn giản
người ta càng dễ tin. Một chuyện trong sách xưa kể:
Tôn Tẫn và Bàng Quyên cùng học thầy Quỉ Cốc. Tiên sinh muốn biết đức
hạnh và mưu trí của học trò mình, liền bắc ghế ngồi trước cửa rồi nói:
- Trò nào mời ta ra được ngoài cửa, trò ấy sau này có khả năng làm đến
Tướng quốc.
Bàng Quyên xin mời trước, Quyên nói:
- Bạch Tổ sư! Bên ngoài kia có rồng chầu phượng múa đẹp lắm!
Tiên sinh mỉm cười:
- Hôm nay là hung nhật (ngày xấu), không có việc đó!
Quyên nói: