ân hận, tại sao lại phải tranh luận? Theo ông, họ nói sao mặc họ, không nên
đính chánh!
Xuyên qua câu chuyện đó, chúng ta có ý kiến thế nào?
Dale Carnegie là nhà tâm lý lỗi lạc của thế kỷ này, nhận xét sau cùng của
ông có tánh cách thực dụng hơn, vì có chút máu Ăng lê.
Đối với người Đông phương thì khác.
Cách đây mấy năm, trong buổi tiệc họp mặt bạn bè, một nhà thơ cao hứng
đọc:
Cuộc phù sinh có bao lăm,
Nỡ đem ngày bạc mà lầm tuổi xanh.
Và ông ta tuyên bố đó là hai câu trong Kiều. Nhưng ông thi sĩ ấy lầm! Một
anh bạn ngồi bên cạnh khều ông, nói nhỏ: "Anh dường như nhầm ấy. Hai
câu đó trong Nhị Độ Mai". Nhà thơ nhún vai nói lại: "Vậy là anh nhầm đến
bình phương". Anh bạn lặng thinh không nói nữa.
Cuối bữa tiệc anh gặp riêng nhà thơ, nhỏ nhẹ nói: "Thưa anh, không phải
tôi vô lễ dám sửa sai anh. Tôi biết anh là nhà thơ nổi tiếng lại có tánh lãng
đãng.
Trong đám anh em có mặt ở đây, ít ra cũng có vài người biết anh nhầm,
nhưng họ ngại mếch lòng nêu không chịu góp ý".
Qua mấy ngày sau hai người đó lại gặp nhau, nhà thơ xuýt xoa cám ơn ông
bạn rối rít. Ông nói: "Quả hai câu đó trong Nhị Độ Mai, nếu anh không chỉ
giáo, tôi lại tiếp tục làm trò cười cho thiên hạ".
Ta biết đó! Nếu Dale Carnegie thì ông không điên gì nhúng môi để đính
chánh việc này, cứ sẵn sàng cho là đúng, trước để lấy lòng, sau dễ kiếm
việc làm. Nhưng với chúng ta, tất nhiên theo tinh thần Á Đông, với lòng vô
vụ lợi, ta góp ý một cách tế nhị kín đáo, tránh giọng lên lớp hay giọng kẻ
cả, và đó là lòng thành thật đối đãi nhau. Nếu đối tượng thẳng thừng khước
từ, thì ta đành nhận lỗi và làm thinh vậy. Chưa có gì thật hơn bằng "quả đất
tròn", thế mà Galilée đành "rằng vuông thì cũng vâng lời rằng vuông".
Trong khi nói phải biết mình nói gì. Vấn đề này mới nghe tưởng như