Thế là Tổng đốc và Bố chánh làm lệnh gởi ra triều đình Huế và Bùi Hữu
Nghĩa bị kết tội tử hình.
Một vị quan thanh liêm toàn quốc ai cũng biết tiếng, vì tấm lòng tốt mà
phẩn uất nên có những lời tâm huyết và thiết thực như thế, kết qua bị kết tội
tử hình. Cũng may cho ông Nghĩa, án ấy đã bất thành.
Tóm lại, khi cần phải nói (mặc dù không có ai đề nghị) bạn nên nói vài câu
tóm gọn là đủ, bởi vì không nói cũng không thiệt hại gì cho ai kia mà.
Lời nói phải dịu dàng, cử chỉ khiêm tốn. Giọng nói của mỗi người biểu lộ ý
nghĩ thầm kín bên trong. Thông thường lúc giận thì giọng nói có vẻ hằn
học, gắt gỏng. Vì một nguyên cớ gì đó mà chúng ta cần nói chuyện trước
tiên là giữ thái độ ôn hòa, dù lúc ấy có sự trái lòng ghê gớm, nhưng hãy cố
nhẫn.
Cổ nhân nói: "Nhẫn là đại dũng". Chiết tự chữ nhẫn, kẻ cầm đao muốn
chém người khác mà dằn lại được, đó là nhẫn. Huống chi lời nói dịu dàng
bao giờ cũng làm mềm lòng người khác hơn là sự phẫn nộ. Một bằng
chứng hùng hồn của loài người bao giờ con cũng thương mẹ hơn cha, vì mẹ
bao giờ cũng có nét êm ái dịu dàng.
Một thế kỷ trước đây một nhà thơ tài hoa là ông Cao Bá Quát, tánh tình bất
khuất, thường có ý khinh thị những người quyền chức mà bất tài, dẫu vua
chúa, ông cũng khinh ra mặt. Ông Cao Bá Quát chứng kiến hai vị quan
triều ấu đả với nhau, vua Tự Đức đòi ông vào khai rõ sự việc. Ông Cao Bá
Quát miệng thuật, tay chỉ chỏ:
- Bên này nói chó (tay chỉ về mình).
Bên kia nói chó (tay chỉ vào nhà vua).
Hai bên đều chó (tay chỉ cả mình lẫn vua).
Họ túm lấy họ (ra bộ).
Thần thấy thế nguy, thần chạy!...
Vua Tự Đức biết Cao Bá Quát chơi xỏ mình nhưng không thể bắt bẻ gì
được. Những chi tiết nhỏ nhặt tuy không thấy đâu, nhưng tích tụ lâu ngày
cũng đủ thành một án tử hình!
Cho nên khiêm tốn nhã nhặn không phải là sự hèn hạ mà ngược lại.
Nhà thơ Nga, Maiakovski cũng vì sự không tế nhị, ưa khích bác thiên hạ,