đồng ý đặt thế kỷ 17 là Đại thế kỷ hay là "Thế kỷ Louis XIV". Các nhà văn
hào Corneille, Racine, Boileau, Molière, La Fontaine, Pascal, Bossuet,
Poussin, Brun, Lulli... đều ở vào thời kỳ này. Bản thân của nhà vua cũng là
một nghệ sĩ.
Nếu Boileau không phải là người phẩm hạnh, có lẽ dập đầu khen vùi "kiệt
tác, tuyệt vời, bất hủ...". Boileau vẫn chê thơ của nhà vua dở, tác giả dù là
gã hành khất chăng nữa, nếu bị chê một cách thẳng thừng đột ngột, cũng tự
ái, huống gì bậc vua chúa?
Lời bình phẩm của Boileau có ý vi u mặc kín đáo, đáng cho hậu thế lấy làm
bài học.
Sử chép: "Một hôm Tô Đông Pha (đại thi văn hào đời Tống) đến thăm Tể
tướng Lã Đại Phòng. Tể tướng ngủ trưa chưa dậy, người nhà không dám
đánh thức ông ta. Tô Đông Pha ngồi chờ nóng sôi cả ruột. Hồi lâu quan Tể
tướng mới thức giấc, sửa soạn một hồi mới ra tiếp nhà thơ. Tô Đông Pha
chỉ hòn non bộ rất đẹp có nuôi rùa và cá, nói:
- Hồ này nếu đại nhân nuôi được rùa sáu mắt (lục nhãn qui) thì đẹp lắm.
Lã tể tướng ngạc nhiên hỏi:
- Ủa! Lại có rùa sáu mắt sao.
Tô Đông Pha cười:
- Có đó! Sử nhà Đường có chép, một vị quan Thượng thư bắt được loại rùa
sáu mắt bèn dâng vua, vua cho là quí bèn thả vào hồ nuôi.
Tể tướng hỏi:
- Rùa đó quí ở chỗ nào?
- Ở chỗ... nó có ba cặp mắt! Một lần đánh giấc của nó ít ra cũng gấp ba lần
rùa thường, đại nhân nhỉ!!
Quan tể tướng vô tình gật đầu... Lát sau ông chợt hiểu phá lên cười và xin
lỗi...
Ở đây chúng ta thấy lời châm biếm của Tô Đông Pha rất kín đáo (loài rùa ít
ngủ, vì cơ thể nó luôn luôn nằm trong trạng thái qui tức - một lối thở riêng
của loài rùa), nhưng có phần quá đáng (người ta khinh kẻ nào, thường ví kẻ
đó là loài rùa), lại chen câu "nhà vua nuôi...", dễ khiến cho người ta tưởng
thật, nhưng có biết đâu, ý ông Tô Đông pha muốn nói, nhà vua dùng ông