bị chôm mất, mụ lừa ấy, mà không có mụ thì tôi không thể nào thồ hàng ra
chợ, và gia đình tôi sẽ đói tối nay.”
“Còn tôi thì đang đói bây giờ nè!” Cậu phù thủy rống lên, và cậu đóng sập
cánh cửa vào mặt ông già.
Lanh canh, lanh canh, lanh canh, cái chân đồng độc nhứt của cái nồi hầm
bước đi trên sàn, nhưng âm thanh nó phát ra lúc này hòa lẫn tiếng kêu be be
chói tai của con lừa và tiếng người rên rỉ vì đói, vang vọng từ đáy nồi.
“Yên đi! Im đi!” Cậu phù thủy hét, nhưng tất cả quyền phép của cậu vẫn
không thể khiến cái nồi mụn cóc chịu im, nó cứ nhảy tưng tưng theo sát gót
chân cậu suốt cả ngày, kêu be be, rên ư ử, nện lanh canh, cho dù cậu đi đâu
hay làm gì.
Buổi tối đó lại vang lên tiếng gõ thứ ba trên cánh cửa, và một người đàn bà
trẻ đứng ở ngưỡng cửa khóc nức nở như thể trái tim cô sắp vỡ tan. Cô nói:
“Đứa con nhỏ của tôi bị bệnh nặng quá. Cậu nỡ nào không giúp mẹ con
tôi? Cha của cậu biểu tôi đến khi có khó khăn…”
Nhưng cậu phù thủy đóng sập cánh cửa vào mặt cô.
Và bây giờ cái nồi gây sự bỗng đầy ắp nước mặn chát, và nước mắt sóng
sánh tràn qua mép nồi văng tứ tung trên sàn khi cái nồi nhảy tưng tưng, và
kêu be be, và rên ư ử, và xì thêm nhiều mụn cóc.
Mặc dù cho đến cuối tuần chẳng còn người dân làng nào tìm đến ngôi nhà
cậu phù thủy để nhờ giúp đỡ nữa, cái nồi vẫn cứ không ngừng thông báo
cho cậu về tình hình bệnh tật tùm lum của nó. Nội trong vài ngày, nó không
chỉ kêu be be và rên ư ử và tràn nước mắt và nhảy tưng tưng và xì mụn cóc,
mà nó còn nghẹt thở, nôn ọe, khóc lóc như một đứa con nít, rên như một