xâm phạm, thậm chí bất tử.
Chúng ta có thể mỉm cười, hơi buồn một chút, về điều mà câu chuyện này
nói cho chúng ta biết về bản chất con người. Diễn giải một cách tử tế nhứt
thì là: “Hy vọng trồi lên bất tận”(2). Bất chấp sự thật, theo Beedle, là hai
trong ba số bảo bối ấy rất nguy hiểm, và bất chấp thông điệp rõ ràng mà Tử
Thần đem đến cho chúng ta khi chung cuộc, một thiểu số nhỏ bé trong cộng
đồng phù thủy vẫn cố tin rằng Beedle truyền cho chúng ta một thông điệp
được mã hóa, thông điệp đó trái hẳn với văn bản được viết ra bằng mực, và
chỉ có họ mới đủ thông minh để hiểu.
Lý thuyết của họ (hay có lẽ “niềm hy vọng tha thiết” là từ dùng chính xác
hơn) có rất ít chứng cớ thực tế xác minh. Những tấm Áo khoác Tàng hình,
mặc dù hiếm, có tồn tại trong thế giới của chúng ta; tuy nhiên, câu chuyện
đã nói rõ rằng tấm Áo Khoác của Tử Thần có nguồn gốc thiên nhiên bền bỉ
độc đáo(3). Xuyên suốt tất cả những thế kỷ giữa thời của Beedle và thời
của chúng ta, không ai từng tuyên bố đã tìm ra tấm Áo Khoác của Tử Thần.
Điều này được những người có niềm tin chân chính giải thích: hoặc là con
cháu của người em trai út không hề biết xuất xứ tấm Áo Khoác của họ,
hoặc họ biết nhưng quyết định chứng thực trí khôn của tổ tiên bằng cách
không rêu rao gì về tấm Áo Khoác.
Đương nhiên, viên đá cũng không bao giờ được tìm thấy. Như tôi đã ghi
chú trong phần bình luận về “Thỏ Lách Chách và gốc cây Khanh Khách”,
chúng ta vẫn không có khả năng dựng sống lại kẻ đã chết, có mọi lý do để
cho rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Những sự thay thế bất cập, dĩ
nhiên, đã được các phù thủy Hắc ám thi thố và họ đã tạo ra Âm binh(4),
nhưng đó chỉ là những bù nhìn ma quái, chứ không thực sự là những con
người tái sinh. Hơn nữa, câu chuyện của Beedle thể hiện khá rõ ràng về
việc người yêu đã mất của người anh thứ hai không thật sự trở về từ cõi
chết. Nàng chỉ được Thần Chết phái đến để dẫn dụ anh ta vào móng vuốt
Tử Thần, và vì vậy mà nàng lạnh nhạt, xa cách, trêu ngươi cả trong hiện