NHỮNG CON CHỮ KHỞI THỦY VÀ MỘT ÁNG VĂN RẤT SỚM CỦA LOÀI NGƯỜI - Trang 11

Hình 5: Bán Pha, di chỉ đồ đá mới (5.000 đến 7.000 năm). Âm 3.5m dưới
đất là Bán Pha 2 (niên đại 12.000 năm).

Khi tôi liên lạc trực tiếp với giáo sư Trương Cư Trung, để hỏi về sự chính
xác của thông tin mà tiến sĩ Jeff Schonberg đề cặp trong một hội thảo tại
Mỹ, ông Trương khẳng định: cách nay 12 ngàn năm Trung Quốc chưa thể
có chữ viết. Chỉ chắc chắn rằng chiếc bình trà nọ có niên đại từ 5.000 năm
trở lên, tất cả dữ kiện khảo cổ về chữ viết khắp nơi tại Trung Quốc đang
được đối chiếu, liên hệ, phân tích và sẽ sớm công bố ở tương lai gần.

4. Kết luận.

Không nghi ngờ gì nữa, những đường nét rất gần với ký tự tại Giả Hồ có
nền tảng vững vàng nhất, so với các chữ sơ khai khác ở Ai Cập, Lưỡng Hà,
Pakistan và Turkmenistan. Nền tảng ấy chính là văn minh Trung Hoa chưa
một ngày đứt gãy, từ thuở các di vật kia được chế tác đến nay. Địa điểm
Giả Hồ bao gồm rất nhiều ngôi mộ cổ, nhiều dấu tích cư dân rất xưa và di
chỉ khảo cứu, chắc chắn còn để dành sự bất ngờ rất lớn cho mai sau. Việc
đào bới chỉ mới tiến hành trên một diện tích khá bé mà đã thấy 45 nền nhà,
370 kho hầm, 349 mộ phần, 9 lò nung gốm, cùng hàng ngàn vật dụng (từng
được sử dụng cho nghi thức cúng tế, sinh hoạt và làm đồ trang sức) bằng
xương cầm thú, gốm, đá và các chất liệu khác. Có thể nói, toàn bộ mảnh đất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.