NHỮNG CON CHỮ KHỞI THỦY VÀ MỘT ÁNG VĂN RẤT SỚM CỦA LOÀI NGƯỜI - Trang 5

vẫn thổi được, âm thanh của chúng rất hay. Chúng là những nhạc cụ xưa
nhất, kỳ diệu nhất mà con người đã được biết và được nghe [1].

Tháng 3 năm 2003, tạp chí Antiquity lại đăng tải một phát hiện quan trọng
khác tại Giả Hồ: Những nét khắc trên mai rùa có niên đại cỡ 8.200 đến
8.600 năm có thể là chữ viết tượng hình sớm nhất của nhân loại.

Công cuộc khai quận khảo cổ tại Trung Quốc liên tiếp đánh bại những kỷ
lục cũ. Năm 1998 trong hầm mộ vua Scorpion, phía nam Ai Cập, người ta
thấy một phiến đất sét chứa những chữ viết nguyên thủy khoảng năm 3.300
đến 3.200 TCN. Cùng thời điểm ấy chữ viết sơ khai của người Sumerians
thuộc nền văn minh Mesopotamian cỡ năm 3.100 TCN cũng phát lộ, ký
hiệu đó rất gần với hệ thống chữ viết Indus. Năm 1999, đào bới khảo cổ ở
Pakistan đã trưng ra những chữ cổ xưa được khắc lên một mảnh lọ gốm
trước và sau khi nung. Loại chữ này có niên đại 3.500 TCN, thuộc nền văn
minh Harappan hoặc Indus, rực rỡ trong khoảng 2.500 TCN. Và cuối cùng
là năm 2000, tại Ashgabat, thủ đô Turkmenistan, người ta đào được một
miếng đá dường như đã được dùng làm triện đóng dấu, có khắc chữ. Miếng
đá được định tuổi khoảng năm 2.300 TCN, thuộc về một nền văn minh
chưa được biết đến, nằm giữa trục đường tơ lụa Á – Âu.

Hình 2: Mảnh gốm có khắc chữ đào được ở Pakistan.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.