Như vậy các ký tự trên mai rùa tại Giả Hồ thuộc về thời Đồ đá hoặc Đồ đá
mới, ít nhất sớm hơn chữ Ai Cập 2.900 năm và sớm hơn chữ tiền Lưỡng
Hà - Ấn Độ 2.700 năm.
Các nhà khảo cổ học đã nhận dạng 11 ký hiệu đơn lẻ khắc trên mai rùa.
Những chiếc mai được táng cùng thi thể người trong 24 mộ phần, định tuổi
bằng đồng vị carbon là từ năm 6.600 đến 6.200 TCN. Nghiên cứu cho thấy
ký hiệu này mang những nét tương đồng với chữ viết được dùng hàng ngàn
năm sau trong thời nhà Thương (1700 – 1100 TCN), bao gồm: chữ “mục”
(mắt), “hộ” (cửa nhỏ, 1 cánh), và các số 1, 2, 8, 10, 20.
Hình 3: Chữ “Mục” (mắt) , so với chữ Hán hiện đại (
目) vẫn còn sự tương
đồng không thể phủ nhận.