Những gì thực có của các pháp mà bộ này nói thì gồm cả hai loại là danh
và sắc.
The so-called things (dharmas) which exist, according to the Sarvāstivāda
school are divided in two classes: the first by nāma and the second by rūpa.
Tout est compris dans le nom et la matière.
Đối với tông phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ thì tất cả những gì tồn tại
(các pháp) đều nằm trong hai lãnh vực danh (nāma) và sắc (rūpa), tức là tâm
và vật. Đó là sự phân chia sơ khởi. Sau đó người ta lại phân thành năm
nhóm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Sắc tương đương với sắc (hình hài),
còn thọ, tưởng, hành và thức tương đương với danh. Sự phân chia này cũng
chỉ là tạm bợ tại vì trong thọ chứa đựng rất nhiều sắc cũng như trong thọ
chứa đựng rất nhiều tưởng. Thọ, tưởng, hành và thức, nếu không có sắc thì
không thể biểu lộ ra. Danh và sắc tương tức nhau, sắc không thể tồn tại nếu
không có danh và danh cũng không thể tồn tại nếu không có sắc. Bất cứ sự
chia cắt nào, thành hai, thành 50 hay thành 100 cũng đều là tạm bợ
(arbitraire). Càng phân tích người ta càng đi xa sự thật.
2. Quá khứ vị lai, thể diệc thật hữu.
Quá khứ và vị lai cũng là thực có.
The substances of things in the past and future are also things which
really exist.
Le passé et le futur existent réellement et substantiellement.
Bản chất của quá khứ và tương lai đều là có thật. Đây là điểm gây cấn
nhất. Thượng Tọa Bộ gốc và các bộ phái khác đều căn cứ trên kinh điển mà
nói: Chỉ có hiện tại là có thật, còn quá khứ và tương lai thì không có thật.
Hữu Bộ cũng tìm cách chứng minh bằng những lời trong kinh điển. Kinh
Người Bắt Rắn có nói: Sắc, dù là sắc của quá khứ, của hiện tại hay của
tương lai cũng đều là vô thường, vô ngã. Như vậy thì quá khứ có thật và
tương lai cũng có thật, quá khứ và tương lai cũng có thật như hiện tại.
Chủ trương này rất sâu sắc chứ không ngây thơ như chúng ta có thể
tưởng. Hồi đó người ta chưa dùng những danh từ như tích môn và bản môn.