NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 106

All the dharmāyatanas can be known, can be also understood and can be

attained.

Tous les domains des phénomènes mentaux sont entièrement

connaissables, perceptibles par la conscience et compéhensibles.

Tất cả các pháp đều là đối tượng của tri giác, đối tượng của sự hiểu biết

và đối tượng của sự thông đạt. Pháp xứ là đối tượng của ý thức. Chúng ta có
mười hai xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (sáu căn) và sắc, thanh, hương, vị,
xúc, pháp (sáu trần). Pháp xứ là xứ thứ mười hai, tức là đối tượng của ý
thức. Câu này có hàm ý là: Nếu quá khứ không có thì làm sao chúng ta có
thể có ý niệm về quá khứ? Chúng ta có nhận thức về quá khứ, vì vậy quá
khứ phải có nên chúng ta mới có được nhận thức về nó. Đứng về phương
diện tâm học, nếu chúng ta có thể quan niệm về quá khứ, chúng ta có thể
nhận thức được quá khứ, có thể nắm bắt được quá khứ, tức là quá khứ đang
có mặt. Tương lai cũng vậy. Nếu chúng ta nhận thức được tương lai, nếu
chúng ta có một ý niệm về tương lai, nếu tương lai là đối tượng của ý thức,
thì tương lai đó phải có mặt. Một cái gì mà không có mặt thì làm sao trở
thành đối tượng của ý thức? Đây là một chứng minh cho chủ trương: Quá
khứ đang có và tương lai cũng đang có.

Trong tác phẩm Luận Sự của nền văn học Abhidharmā bằng tiếng Pali có

ghi lại nhiều điểm tranh luận giữa các tông phái về vấn đề “quá khứ có hay
không có, tương lai có hay không có”. Ví dụ chúng ta có một tấm vải và tấm
vải đó được nhuộm màu vàng hay màu tím. Sau khi tấm vải được nhuộm
một thời gian thì màu đó bay đi và cuối cùng thì tấm vải không còn màu
nữa. Nhưng tấm vải vẫn còn đó. Hiện tại cũng vậy, khi một vật biểu hiện thì
nó có màu của hiện tại, nhưng khi hết biểu hiện rồi thì nó không còn màu
của hiện tại nữa nhưng nó vẫn còn có đó. Đó là lý luận của Hữu Bộ: Trong
khi một vật đang được biểu hiện trong hiện tại thì chúng ta thấy bản chất của
nó là vô thường, vô ngã. Hữu Bộ cũng cố gắng chứng tỏ mình vẫn còn trung
kiên với giáo lý căn bản của Đức Thế Tôn.

Đứng về phương diện triết học, Hữu Bộ là một trường phái chủ trương

Thực tại luận (realism) nhưng có tính cách đa nguyên (pluralism). Các pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.