NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 108

Lân là láng giềng, hư trần là hạt bụi. Nó nhỏ cho đến nỗi nó là láng giềng
của hư không, của cái không có gì hết (neighbour of space). Danh từ ngày
xưa hay như thế đó! Đó là đứng về phương diện vật thể.

Đứng về phương diện thời gian người ta cũng chẻ thời gian ra: chẻ ngày

ra giờ, giờ ra phút, phút ra giây và giây ra sát na. Sát na là đơn vị thời gian
nhỏ nhất không thể chẻ ra được nữa. Sát na thì gần như là không có thời
gian. Có thể gọi nó là lân hư sát na.

Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Nếu hiện tại có mặt thì nó có mặt bao lâu?

Nếu hiện tại chỉ có mặt trong một sát na thôi thì liệu tâm thức của chúng ta
có đủ thời gian tiếp nhận được cái hiện tại đó không? Nếu một cảm thọ hay
một tiếng chim hót mà chia ra thành từng sát na thì làm gì còn có cảm thọ
hay tiếng chim hót? Vấn đề đặt ra là vấn đề sát na diệt. Sát na diệt rất quan
trọng. Sự vật không tồn tại quá một sát na, lý thuyết đó gọi là
momentariness (nhất thời). Đây là một đề tài mà chúng ta có thể sẽ khai thác
được nhiều hơn trong tương lai.

Bây giờ đây, chúng ta chỉ có thể nói rằng Làng Mai theo quan điểm “ba

thời tương tức”: Tiếp xúc được với hiện tại thì chúng ta có thể tiếp xúc được
với cả quá khứ và tương lai và mỗi phút giây của hiện tại chứa đựng thời
gian vô cùng. Cái thấy này phản chiếu được cái thấy của kinh Hoa Nghiêm:
“Một vi trần chứa được tất cả vũ trụ và một sát na ôm được thời gian vô
biên.” Đó là cái thấy: Một là tất cả, tất cả là một.

Giáo lý căn bản của Thượng Tọa Bộ là sát na diệt. Chính giáo lý đó đưa

ra những khó khăn về vấn đề thực tập. Nếu tất cả đều có mặt trong một sát
na thì làm thế nào để có một chủ thể đi thông suốt qua các sát na đó, chủ thể
đó có thể tu tập, có thể chứng ngộ, có thể tạo nghiệp và thọ nghiệp? Đó là
một vấn đề lớn được đưa ra trong các bộ phái Phật giáo, một vấn đề rất căn
bản. Chúng ta đã thấy Đại Chúng Bộ đưa ra ý niệm về Căn bản thức,
Thượng Tọa Bộ đưa ra ý niệm về Hữu phần thức và chúng ta sẽ thấy Hữu
Bộ đưa ra ý niệm về Tự tương tục. Chúng ta sẽ được học về một pháp, một
pháp thuộc nhóm các pháp gọi là pháp tâm bất tương ưng, gọi là đắc
(prapti). Chúng ta sẽ thấy được quan điểm của Hữu Bộ để tìm cách giải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.