NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 192

Hàng chục thế kỷ sau hai nhu yếu trên vẫn còn và còn cho tới ngày hôm

nay. Tiếng súng thần công đầu tiên nổ ra để nêu lên sự đòi hỏi đó là do
Chánh Lượng Bộ và Độc Tử Bộ.

Trong khi đó Bụt nói rất rõ: “Không có một chủ thể nào cả! Không có

ngã! Bờ bên kia, chúng ta không thể bảo nó đi qua bên này cho mình bước
lên mà mình phải tự bơi qua
.” Nếu tu học mà để hai quyến rũ này kéo đi
hoàn toàn thì chúng ta sẽ đánh mất đạo Bụt Nguyên thỉ, một bảo vật quí giá
của Đức Thế Tôn. Nếu hành đạo mà quá chiều theo hai nhu yếu đó, nhu yếu
tín ngưỡng và nhu yếu có một chủ thể thường còn, thì tuy chúng ta giúp
được nhiều người nhưng chúng ta có thể đánh mất cái quí giá nhất của đạo
Bụt.

Tới khoảng 200 năm sau Niết bàn có một sự phân phái thứ hai thành ra

Hữu Bộ (Sarvāstivāda) và Thượng Tọa Bộ có một tên mới là Phân Biệt
Thuyết Bộ (Vibhajyavāda). Sự phân phái này xảy ra vào thế kỷ thứ ba trước
Thiên Chúa giáng sinh. Lúc đó vua A Dục (Asoka) đã thống nhất toàn cõi
Ấn Độ. Theo truyền thống Nam tông còn tồn tại ở Tích Lan thì vua A Dục
có vẻ thích Phân Biệt Thuyết Bộ và nghĩ Hữu Bộ hơi đi lạc ra ngoài. Hữu
Bộ vì vậy đã tìm cách di cư lên miền Bắc và đóng đô ở Kashmir. Sau đó có
thêm hai trung tâm nữa ở Gandhara và Mathura.

Hữu Bộ trở thành một tông phái nổi tiếng vào bậc nhất nhờ lý thuyết: Tam

thế thật hữu, pháp thể hằng hữu. Ảnh hưởng của Hữu Bộ về tới tận trung
tâm Patna, tức cái nôi của Phật giáo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.