NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 190

sự thông minh và lý luận sắc bén của mình hơn là nhờ vào sự giữ giới hay
việc đọc tụng kinh nhiều. Vì vậy nên họ có tên là đa văn. Đa Văn Bộ xuất
hiện hơi chậm, có khuynh hướng tổng hợp các tư tưởng Tiểu thừa với tư
tưởng Đại thừa. Đa Văn Bộ cũng chủ trương như thầy Harivarman trong tác
phẩm Thành Thật Luận (Satyasiddhiśāstra). Trong tác phẩm này thầy Ha-lê-
bạt ma chủ trương: Ngã đã không rồi mà pháp cũng là không. Đó là do ảnh
hưởng của Đại thừa. Đa Văn Bộ đã mở vòng tay ra ôm lấy chủ trương của
Thành Thật Luận. Có thể nói, Đa Văn Bộ là một trong những bộ phái có
khuynh hướng tiếp nhận Đại thừa.

Ngày xưa trong Phật học viện, sau khi học xong Câu Xá Luận

(Abhidharmakośa-śāstra) thì học tăng phải học Thành Thật Luận. Câu Xá
Luận là của Hữu Bộ, chủ trương: Ngã không, pháp hữu. Trong khi đó thầy
Harivarman chủ trương: Ngã không, pháp không.

Đứng về phương diện Thượng Tọa Bộ (Sthavira) chúng ta thấy có một bộ

phái lưu xuất từ Thượng Tọa Bộ rất sớm là Chánh Lượng Bộ (Sammitīya).
Từ Chánh Lượng Bộ phát sinh ra Độc Tử Bộ (Vātsīputrīya).

Độc Tử Bộ chủ trương phải có một cái gì liên tục mới có thể giải thích

được nghiệp báo và sự chứng ngộ. Nếu tất cả các pháp sinh diệt không
ngừng thì làm gì có một chủ thể để tiếp tục tu học, để chứng ngộ, để gây ra
nghiệp và thọ lãnh nghiệp? Đó là quyến rũ thứ hai trong lịch sử tư tưởng
Phật giáo. Nếu không có con người thì ai tu, ai chứng, ai tạo nghiệp và ai thọ
ứng nghiệp đó? Đây là yếu tố hấp dẫn thứ hai, đóng một vai trò rất lớn trong
sự thúc đẩy chế tác ra những giáo lý, những lý thuyết mới trong đạo Bụt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.