NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 189

Có sự kính ngưỡng, có sự nương tựa, nhưng Bụt là Bụt, còn ta là ta. Đọc kỹ
cuốn Đường xưa mây trắng, quý vị sẽ thấy đây là một cố gắng lấp lại hố
ngăn cách để giúp chúng ta thấy được Bụt trước hết là một con người. Trong
Đường xưa mây trắng, Bụt hiện ra như một con người. Chúng ta cảm thấy
gần gũi Bụt hơn, Bụt không còn là một thần linh. Nếu cuốn Đường xưa mây
trắng
có chút công đức nào chính là nhờ điểm đó: Đưa Bụt xuống đất ngồi
chung với chúng ta. Chúng ta không còn mặc cảm. Bụt là người, Bụt làm
được như vậy thì ta cũng làm được như vậy.

Đại Chúng Bộ cũng như Thuyết Xuất Thế Bộ đóng góp nhiều cho sự

thành lập thuyết ba thân sau này. Theo Đại Chúng Bộ, sắc thân của Bụt chỉ
là một hóa thân. Hóa thân của Bụt rất nhiều, nhiều hằng hà sa số. Thích Ca
Mâu Ni chẳng qua chỉ là một hóa thân thôi, không phải là thân quan trọng
nhất. Đối tượng của sự kính ngưỡng của Đại Chúng Bộ được dời tới một nơi
khác, đó là pháp thân. Đó là sự đóng góp của Đại Chúng Bộ cho sự phát
triển tư tưởng về tam thân. Theo Thượng Tọa Bộ, Thích Ca Mâu Ni là Bụt,
là Thầy, là đối tượng của sự cung kính. Sau này Pháp tướng Tông đưa ra
giáo lý về tam thân, ngoài hóa thân, pháp thân chúng ta còn có báo thân.

Đại Chúng Bộ chiếm đa số trong tăng đoàn. Trong tăng đoàn Nguyên

thủy có sự phân biệt giữa La hán và không La hán, giữa hữu học và vô học.
Hữu học là những người còn phải thực tập và học hỏi. Vô học là những
người đã thông rồi, không cần phải thực tập và học hỏi nữa. Đại Chúng Bộ
chủ trương, không phân biệt hữu học và vô học, không phân biệt giữa La
hán và không La hán. Căn cứ trên tiêu chuẩn nào mà ta cho thầy này là La
hán còn thầy kia chưa phải là La hán, thầy đó là vô học còn thầy kia còn là
hữu học? Đó là chủ trương căn bản của Đại Chúng Bộ. Đôi khi cũng có La
hán giả, có vô học giả, vì vậy không phải là Đại Chúng Bộ không có lý của
họ.

Trong số những tông phái lưu xuất từ Đại Chúng Bộ có một tông phái gọi

là Đa Văn Bộ (Bahuśrutīya). Đa văn có nghĩa là học hỏi rất nhiều. Bộ phái
này chủ trương nương tựa vào trí tuệ và lý luận, cho rằng: Luận tạng quan
trọng hơn Kinh tạng và Luật tạng. Nếu chúng ta giải thoát được là nhờ vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.