NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐƯA VỀ NÚI THỨU - Trang 23

Ở Ấn Độ có rất nhiều truyền thống tâm linh nhưng vua đặc biệt yểm trợ

cho đạo Bụt. Tại Lumbini tức vườn Lâm tỳ ni, nơi Bụt đản sinh, vua có cho
dựng lên một trụ đá trên đó có những hàng chữ Brahmi còn đọc được rõ
ràng: Nơi đây Đức Thích Ca Mâu Ni đã giáng sinh, nhờ biến cố đẹp đẽ đó
nên dân chúng vùng này khỏi phải trả thuế. Trụ đá vẫn còn đứng vững cho
tới ngày hôm nay.

Trong khi cho dựng lên những trụ đá và khắc lên đó những lời khuyên về

tình nhân ái và con đường bất bạo động thì nhà vua cũng sống theo như vậy.
Vua ra lệnh đừng giết hại nhiều gia súc để ăn, nên tôn trọng sự sống của sinh
vật và nhà bếp của hoàng gia đã phải giới hạn lại việc sát sanh để làm thức
ăn cho hoàng gia. Nhà vua không những đưa ra những thông điệp mà còn cố
gắng sống như thế nào để cách sống của mình phản chiếu được niềm tin nơi
con đường bất bạo động. Trong cuộc chiến tranh thống nhất nước Ấn Độ có
biết bao sanh linh đã mất mạng. Nhà vua đã học được từ bài học đó nên ông
quyết đi theo con đường tôn trọng sự sống, con đường bất bạo động.

Hình ảnh vua A Dục là hình ảnh của một vị Bồ tát tại gia. Nền văn học

Bản sinh (Jataka) và nền văn học Thí dụ (Avadana) đã dựa trên hình ảnh đó
để tạo ra nhiều Bồ tát kiếp trước của Bụt. Văn học Bản sinh và văn học Thí
dụ đã sử dụng rất nhiều chuyện thần thoại, chuyện cổ tích của toàn Ấn Độ.
Hai nền văn học đó bắt đầu xuất phát từ Hữu Bộ (Sarvāstivāda), sau đi tới
Đại Chúng Bộ và cuối cùng thì Thượng Tọa Bộ cũng phải đi theo. Hiện nay
chúng ta có trong Tiểu Bộ một loạt đến 500 chuyện tiền thân.

Ngay từ những thế kỷ đầu của thời đại này đã có những câu chuyện tiền

thân được khắc trên đá như các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật. Có một điều
nên nhắc lại là, trong suốt thời gian của Phật giáo sơ kỳ, trong các thiền
đường hay Phật đường không có tượng Phật. Người ta khắc hình ảnh cây Bồ
đề và tòa Bồ đề để tượng trưng cho hình ảnh của Phật. Người tín đồ đến lễ
lạy thì lạy cây Bồ đề và tòa Bồ đề. Mãi tới khoảng năm 200 trước Thiên
Chúa giáng sinh người ta mới làm tượng Phật.

Trong tâm tưởng người ta nghĩ Đức Thế Tôn quá tuyệt vời, không thể

nghĩ bàn (bất khả tư nghì), nếu tạc qua tượng thì không biểu lộ được sự vĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.