Chúng ta sử dụng bản dịch bằng chữ Hán của thầy Huyền Trang và hòa
thượng Trí Quang dịch ra tiếng Việt. Khi nghiên cứu, chúng ta thấy giữa hai
tác phẩm thứ ba và thứ tư có sự liên hệ với nhau. Xá Lợi Phất Vấn Kinh đã
được dịch ra tiếng Hán vào khoảng năm 317- 420. Kinh này có thể ra đời
vào đầu thế kỷ thứ tư hoặc là vào thế kỷ thứ ba, thứ hai hay thứ nhất, chưa
có bằng chứng gì chắc chắn cả. Nhưng có một điều chắc chắn là tác phẩm
này đã được viết trước thế kỷ thứ tư. Khi nghiên cứu Dị Bộ Tông Luân Luận
của thầy Thế Hữu thì chúng ta thấy có một sự liên hệ nội dung giữa hai tác
phẩm này. Thầy Thế Hữu đã sử dụng tư liệu trong Xá Lợi Phất Vấn Kinh để
viết Dị Bộ Tông Luân Luận. Thầy Thế Hữu sống vào khoảng thế kỷ thứ nhất
sau Thiên Chúa. Xá Lợi Phất Vấn Kinh có thể đã xuất hiện trước thầy Thế
Hữu tức là vào đầu thế kỷ thứ nhất sau Thiên Chúa hay trước đó nữa.
Đây là một tư liệu rất quý. Thầy Thế Hữu là một luận sư rất nổi tiếng và
là một học giả rất vững chãi của phái Hữu Bộ. Có những chứng cớ cho
chúng ta biết là thầy Thế Hữu đã tham gia và đóng góp rất tích cực vào công
trình biên tập bộ Tỳ Bà Sa Luận (Mahāvibhāşā-śāstra). Đây là một tác phẩm
Abhidharma vĩ đại của Hữu Bộ ở Kashmir. Câu Xá Luận của thầy Thế Thân
là sự đúc kết lại của bộ Đại Tỳ Bà Sa. Thầy Thế Thân sinh vào thế kỷ thứ tư
sau Thiên Chúa. Bộ Tỳ Bà Sa được chế tác vào đầu thế kỷ thứ nhất Tây lịch.
Thầy Thế Hữu là một học giả rất nghiêm chỉnh, thầy đã tham dự vào việc
biên tập bộ Tỳ Bà Sa Luận và sáng tác Dị Bộ Tông Luân Luận để ghi lại
những điều thầy đã thấy và đã nghe về sự phân phái của Phật giáo bắt đầu
vào thế kỷ thứ hai sau khi Bụt nhập diệt. Tài liệu này là của Hữu Bộ và do
đó nó cũng mang tính cách chủ quan của những người lãnh đạo Hữu Bộ.
5. Phật giáo sử của Taranathā – Thanh Biện
①
Taranathā là một học giả Tây Tạng sống vào khoảng thế kỷ thứ 12. Cuốn
sử này rất có giá trị, nhưng chúng ta không có bản dịch bằng tiếng Anh mà
chỉ có bản dịch bằng tiếng Đức.
Trong Phật giáo sử của Taranathā có trích dẫn tài liệu của thầy Thanh
Biện (Bhavya). Theo Taranathā thì thầy Thanh Biện là người của Thượng
Tọa Bộ, nhưng khi nghiên cứu nội dung những điều thầy Thanh Biện kể thì