NHỮNG CUỘC CHINH PHẠT CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ - Trang 11

nhưng hóm hỉnh một cách tuyệt vời – một tác giả mà trên nhiều phương
diện là đáng đọc nhất trong tất cả những tên tuổi nêu trên.

Tất cả những nhà văn này đều sử dụng cách diễn đạt rất khác biệt so với

ngôn ngữ Hy Lạp lúc bấy giờ. Họ bắt chước lối viết cổ (archaizing) một
cách thận trọng, mô phỏng một cách có ý thức, hoặc cố gắng mô phỏng
ngôn ngữ và phong cách văn chương của 300 hoặc 400 năm trước. Điều
này chắc chắn ảnh hưởng tới chất lượng tác phẩm của các tác giả này. Họ
rất dụng công trong sáng tác, và không có điều gì kiểu như phong cách “tự
nhiên” tồn tại trong đó, mặc dù lớp hậu thế chúng ta ngày nay đã luôn tin
rằng phong cách văn chương tuyệt vời nhất là phong cách đạt đến sự tự
nhiên. Các nhà văn Hy Lạp trong thế kỷ thứ hai không hề nghĩ như vậy; đối
với họ, các nhà văn vĩ đại của 400 hoặc 500 năm trước đã tạo ra một phong
cách nghệ thuật chuẩn mực và cách duy nhất để có được sự xuất sắc đó là
sao chép lại cách diễn đạt của các vị đó càng giống càng tốt. Chỉ có hai
cuốn sách chúng ta có ngày nay gần gũi với tiếng koinê, hoặc tiếng Hy Lạp
của Syria và Tiểu Á thời đại đó, là cuốn Tân Ước và ghi chép của Arrian về
những bài giảng của Epictetus. Trong nhiều thế kỷ, cả giới học giả lẫn
những kẻ thông thái rởm, đều cho rằng tiếng Hy Lạp của kinh Tân Ước là
thứ tiếng thiếu tinh tế và thấp kém – một trong những ví dụ tiêu biểu là lời
giễu nổi tiếng của Nietzsche rằng Chúa hẳn đã học tiếng Hy Lạp, nhưng có
lẽ ngài không xuất sắc lắm trong môn học này. Nhưng ngày nay, hầu hết
chúng ta đã ngộ ra, và vẻ đẹp của tiếng Hy Lạp trong kinh Tân Ước, cũng
như sức mạnh diễn đạt của nó khiến chúng ta ao ước rằng, phải chi những
nhà văn của kỷ nguyên đó đã đón lấy thứ ngôn ngữ sống động ngay trên
đôi môi của họ thay vì tìm kiếm nó trong những văn bản của quá khứ. Một
ví dụ về việc tính chất nhân tạo này

[11]

có thể đi xa tới mức nào đã được

chính Arrian cung cấp. Một trong những cuốn sách của ông – cuốn Indica
(tạm dịch: Lịch sử Ấn Độ), có một phần ngắn được viết dựa trên ghi chép
của Nearchus về chuyến hải hành từ sông Ấn tới vịnh Ba Tư – ông sử dụng,
rõ ràng là để thay đổi, hoặc đơn giản để cho thấy rằng ông có thể sử dụng
phương ngữ Ionic

[12]

như Herodotus.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.