NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 133

sinh. Để thu hút các công ty và những người đi làm, cụ Dick

cùng các cộng sự phải thực hiện nỗ lực truyền bá rất lớn. Việc

nhân bản tài liệu văn phòng bằng máy là một ý tưởng mới gây xáo

trộn các hình mẫu văn phòng đã thành khuôn sáo từ ngàn đời nay.

Năm 1887, tính ra các máy đánh chữ mới chỉ có mặt trên thị

trường được hơn một thập kỷ một chút và chưa được đưa vào sử

dụng rộng rãi, kể cả giấy than cũng vậy. Nếu một doanh nhân hay

luật sư cần năm bộ tài liệu sao y, người đó sẽ cho thư ký chép

tay ra năm bản. Mọi người sẽ hỏi cụ Dick, ‘Sao phải bày la liệt

giấy giấy tờ tờ sao chụp nọ kia làm chi? Chỉ tổ bừa bãi văn

phòng, thu hút những cặp mắt tò mò và lãng phí bao nhiêu giấy

tốt.’”</p>

<p class="calibre2">Trên một bình diện khác, các vấn đề mà cụ

Dick gặp phải có lẽ liên quan tới tiếng xấu để đời từ nhiều thế

kỷ trước mà người ta gán cho việc sao chụp tài liệu đồ họa –

tiếng xấu này được phản ánh trong rất nhiều sắc thái của danh-

động từ “copy” trong tiếng Anh. Từ điển tiếng Anh Oxford đã

giải thích rành rọt, trong suốt những thế kỷ đó, từ “copy” luôn

mang màu sắc lừa lọc. Trên thực tế, từ cuối thế kỷ XVI cho đến

thời đại Victoria, “copy” (sao chụp) và “counterfeit” (giả mạo)

gần như bị đánh đồng với nhau. (Nếu như thời trung cổ “copy”

chủ yếu tồn tại dưới dạng danh từ là “sự phong phú” thì đến

giữa thế kỷ XVII, cách dùng ấy dần dần mai một, chỉ còn lại

dạng tính từ “copious” - “dồi dào). “Bản sao tốt là những bản

phô ra được những nhược điểm của bản gốc không đẹp,” La

Rochefoucauld viết trong cuốn <em class="calibre5">Maxims</em>

<em class="calibre5">(Châm ngôn)</em> của mình năm 1665. “Đừng

bao giờ mua tranh chép,” Ruskin tuyên bố một cách giáo điều như

thế vào năm 1857 không phải vì khía cạnh lừa lọc mà vì chất

lượng xuống cấp của chúng. Chưa kể việc sao chụp văn bản cũng

đang được đặt dấu hỏi. John Locke viết vào năm 1690: “Mặc dù

bản sao trực tiếp từ bản gốc ban đầu có chất lượng tốt, nhưng

bản sao từ bản sao thì không như vậy ... sẽ không được chấp

nhận trong các hệ thống tòa án.” Cũng trong thời kỳ này, ngành

in bổ sung vào kho tàng ngôn ngữ một cụm từ rất biểu cảm “foul

copy” (bản sao lỗi) và vào thời Victoria, từ này được dùng với

nghĩa thịnh hành nhất để chỉ ai hay vật gì đó là bản sao mờ

nhạt của người hay vật khác.</p>

<p class="calibre2">Nhu cầu thực dụng nảy sinh từ tốc độ công

nghiệp hóa ngày càng tăng cố nhiên chịu trách nhiệm chính cho

việc thái độ này đảo ngược ở thế kỷ XX. Bất luận thế nào, việc

sao chụp tài liệu văn phòng bắt đầu phát triển rất nhanh chóng.

(Có vẻ nghịch lý khi sự tăng trưởng này trùng khớp với sự phát

triển của điện thoại, nhưng có khi lại chẳng nghịch lý chút

nào. Tất cả các bằng chứng đều cho thấy, giao tiếp giữa con

người với nhau, dù bằng phương tiện nào, không chỉ nhằm đạt mục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.