NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 134

đích giao tiếp, mà luôn đẻ ra nhu cầu tăng cường giao tiếp

nhiều hơn.) Máy đánh chữ và giấy carbon được đưa vào sử dụng

phổ biến sau năm 1890 và máy rô-nê-ô trở thành chuẩn mực không

thể thiếu cho các văn phòng ngay sau năm 1900. “Một văn phòng

không thể coi là hoàn chỉnh nếu thiếu một chiếc rô-nê-ô hiệu

Edison.” Công ty Dick có thể tự hào như vậy vào năm 1903. Tính

đến thời điểm đó, đã có khoảng 150.000 máy rô-nê-ô đang lưu

hành; đến năm 1910, con số này có lẽ là hơn 200.000 và năm 1940

là gần 500.000 máy. Máy offset, đối thủ cạnh tranh đáng gờm của

rô-nê-ô, có thể cho ra những bản sao xinh đẹp hơn nhiều so với

máy rô-nê-ô, được chỉnh trang thành công cho mục đích văn phòng

trong thập niên 1930-1940, ngày nay đã là công cụ tối thiểu

trong hầu hết các văn phòng lớn. Tuy nhiên, cũng giống như máy

rô-nê-ô, để thực hiện sao chụp trên máy offset cần phải chuẩn

bị một trang chủ (master page) đặc biệt – một quy trình tương

đối tốn kém và mất thời gian – do đó, loại máy offset chỉ thực

sự kinh tế và tiện dụng khi cần sao chụp khối lượng lớn. Trong

biệt ngữ về thiết bị văn phòng, máy in offset và rô-nê-ô là

công cụ “nhân bản” hơn là “sao chụp”, điểm khác biệt giữa nhân

bản và sao chụp là con số chênh lệch, đâu đó giữa 10 và 20 bản

sao. Nơi công nghệ bị tụt hậu lâu nhất chính là trong việc phát

minh ra loại máy photocopy hiệu quả và kinh tế. Nhiều thiết bị

sao chụp không đòi hỏi trang chủ – trong đó nổi tiếng nhất đã

(và đang) là các máy photostat – bắt đầu xuất hiện khoảng năm

1910; nhưng vì chi phí cao, tốc độ rùa bò và khó vận hành,

chúng chỉ chủ yếu phù hợp với việc sao chụp bản vẽ kiến trúc,

kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật. Sau năm 1950, loại

máy có hiệu năng tốt nhất cho việc sao chép thư tín thương mại

hay một trang văn bản đánh máy là loại máy đánh chữ vận hành

bằng giấy than trên trục cuốn.</p>

<p class="calibre2">Thập niên 1950 là thập niên sơ khởi, tiên

phong của việc sao chụp tài liệu văn phòng cơ giới hóa. Trong

một thời gian ngắn, đột nhiên trên thị trường xuất hiện một các

thiết bị có khả năng sao chụp hầu hết các giấy tờ văn phòng mà

không cần trang chủ, tính ra mỗi bản chỉ tốn vài xu và mất chưa

tới một phút. Công nghệ của các thiết bị này rất đa dạng: Dòng

Thermo-Fax của Minnesota Mining &amp; Manufacturing, tung ra

năm 1950 sử dụng giấy cảm ứng nhiệt; Dial-A-Matic Autostat của

American Photocopy (1952) hoạt động dựa trên sự tinh chế từ ảnh

thông thường; dòng Verifax của Eastman Kodak (1953) sử dụng một

phương pháp gọi là chuyển màu... Nhưng hầu như tất cả các dòng

đó, không giống như máy rô-nê-ô của cụ Dick, lập tức tìm được

đầu ra, một phần vì chúng đáp ứng nhu cầu thực sự, một phần vì

các chức năng có sức mê hoặc mạnh mẽ đối với người dùng. Trong

một xã hội mà các nhà xã hội học vẫn muôn đời miêu tả là “mang

tính hàng loạt”, ý tưởng của việc nhân bản một-thứ-gì đó ra

thành nhiều-thứ-gì-đó đã bộc lộ thành một sự thôi thúc thực sự.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.