NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 135

</p>

<p class="calibre2">Tuy nhiên, tất cả các dòng máy photocopy

tiên phong này đều vướng những khuyết tật nghiêm trọng và khó

chịu; chẳng hạn, Autostat và Verifax khó thao tác và sản phẩm

là các bản in ướt rượt cần thêm công đoạn sấy khô, còn sản phẩm

từ máy Thermo-Fax thường lem nhem khi tiếp xúc với quá nhiều

nhiệt và cả ba loại máy đều chỉ cho phép sao chụp trên loại

giấy được xử lý đặc biệt từ chính nhà sản xuất cung cấp. Yếu tố

then chốt để biến sự cưỡng bách thăng hoa thành một niềm đam mê

là bước đột phá về công nghệ và bước đột phá ấy xuất hiện ở

giai đoạn bản lề của thập niên mới với sự ra đời của một chiếc

máy dựa trên nguyên tắc mới, được gọi là in xero, có thể chụp

ra các bản sao khô ráo, chất lượng tốt, vĩnh cửu trên giấy

thông thường với ít rắc rối nhất. Hiệu ứng có thể thấy ngay tức

thì. Chủ yếu nhờ vào công nghệ này, số lượng bản sao nhiều bản

(copy) (đối lập với bản sao đôi (duplicate), ước tính hàng năm

ở Hoa Kỳ tăng vọt từ khoảng 20 triệu vào giữa thập niên 1950

lên 9,5 tỷ vào năm 1964 và 14 tỷ vào năm 1966 – chưa kể thêm

hàng tỷ bản ở châu Âu, châu Á và Mỹ Latin. Ngoài ra, thái độ

của các nhà giáo dục đối với sách giáo khoa và của những người

làm kinh doanh đối với việc giao tiếp bằng văn bản đã trải qua

một sự thay đổi rõ rệt. Các triết gia tiên tiến chào đón công

nghệ xero như là một cuộc cách mạng lớn ngang tầm với việc phát

minh ra bánh xe; các máy photocopy đút xu bắt đầu xuất hiện tại

các cửa hàng bánh kẹo và các thẩm mỹ viện. Cơn sốt này – không

phải bùng lên rồi xịt như như cơn sốt hoa tulip ở Hà Lan hồi

thế kỷ XVII đang lên cao trào.</p>

<p class="calibre2">Công ty có bước đột phá lớn và có những

chiếc máy cho ra lò hàng tỷ bản sao chụp này dĩ nhiên là tập

đoàn Xerox tại Rochester, New York. Nhờ đó, Xerox trở thành ông

trùm kinh doanh thành công ngoạn mục nhất vào những năm 1960.

Năm 1959, Xerox – khi ấy vẫn mang tên Haloid Xerox, Inc. – tung

ra thị trường chiếc máy xero văn phòng tự động đầu tiên và thu

về 33 triệu đô-la doanh số bán. Năm 1961, doanh số này là 66

triệu, năm 1963 là 76 triệu và năm 1966 là hơn 500 triệu. Như

Tổng Giám đốc điều hành của công ty, Joseph C. Wilson, vạch ra

nếu tốc độ tăng trưởng này được duy trì như vậy suốt vài thập

niên, doanh số của Xerox thậm chí còn cao hơn tổng sản phẩm

quốc dân của Hoa Kỳ. Năm 1961, cái tên Xerox vẫn còn chưa ló

dạng trong bảng xếp hạng 500 công ty công nghiệp Hoa Kỳ hàng

đầu của <em class="calibre5">Fortune</em> ; vậy mà đến năm

1964, công ty này đã vươn lên vị trí 227; đến năm 1967 đã leo

lên vị trí 126. <em class="calibre5">Fortune</em> xếp hạng các

công ty dựa trên doanh số bán hàng hàng năm của họ; còn nếu xét

trên một số tiêu chí khác, Xerox đứng ở vị trí cao hơn nhiều so

với con số 171. Ví dụ, đầu năm 1966, Xerox đứng khoảng thứ 63

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.