NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 136

tại Mỹ về lợi nhuận ròng, khoảng thứ chín về tỷ lệ lợi nhuận

trên doanh thu và khoảng thứ 15 về giá trị cổ phiếu trên thị

trường; về điểm cuối cùng, gã thanh niên mới khởi nghiệp này đã

đi trước cả những gã khổng lồ công nghiệp lâu đời như U.S.

Steel, Chrysler, Procter & Gamble và RCA. Thực tế, sự nhiệt

thành của công chúng đầu tư đối với Xerox đã khiến cổ phiếu của

Xerox trở thành mỏ kim cương Golconda<a href="note:" title="40.

Khu vực nổi tiếng với các mỏ sản xuất các loại đá quý danh

tiếng nhất trên thế giới. (BT)"><sup class="calibre4">40</sup>

</a> trên thị trường chứng khoán vào thập niên 1960. Bất cứ ai

đã mua cổ phiếu của Xerox vào cuối năm 1959 và vẫn duy trì cổ

phiếu này cho đến đầu năm 1967 sẽ được chứng kiến cổ phiếu của

mình tăng tới 66 lần so với giá gốc và những ai biết nhìn xa

trông rộng và mua cổ phiếu Haloid năm 1955 sẽ được chứng kiến

khoản đầu tư ban đầu tăng vọt thần kỳ lên 180 lần. Không ngạc

nhiên khi một khu “triệu phú Xerox” đã mọc lên nghe nói có tới

vài trăm người và hầu hết họ sống ở Rochester hoặc có xuất thân

từ đó.</p>

<p class="calibre2">Công ty Haloid, khởi lập tại Rochester năm

1906, là ông tổ của Xerox, cũng giống như một trong những nhà

sáng lập của nó, Joseph C. Wilson [từng làm chủ tiệm cầm đồ,

từng làm thị trưởng Rochester], là ông nội của Xerox, ông chủ

quyền uy nhất của Xerox giai đoạn 1946-1968. Haloid chuyên sản

xuất giấy ảnh và cũng giống như tất cả các công ty nhiếp ảnh –

nhất là những công ty ở Rochester, nó dựa vào cái bóng khổng lồ

của gã hàng xóm Eastman Kodak. Nhưng ngay cả dưới “bóng râm”

dịu nắng này, Haloid cũng đủ mạnh để vượt qua Đại khủng hoảng

trong hình hài nhỏ bé khiêm nhường. Tuy nhiên, liền sau Thế

chiến thứ hai, cạnh tranh gắt gao cộng với chi phí lao động bị

đội lên buộc Haloid phải dấn thân vào công cuộc tìm kiếm các

sản phẩm mới. Một trong những triển vọng mà các nhà khoa học

của Haloid túm được là một quy trình sao chụp đang được triển

khai tại Viện Tưởng niệm Battelle, một tổ chức nghiên cứu công

nghiệp phi lợi nhuận quy mô lớn tại Columbus, bang Ohio. Đến

đây, chúng ta trở lại câu chuyện của năm 1938 với bối cảnh là

một nhà bếp tại tầng hai trên nóc một quán bar ở Astoria, bang

Queens, đang được nhà phát minh vô danh 32 tuổi, Chester

Carlson F., trưng dụng làm phòng thí nghiệm tạm bợ. Là con trai

của một người thợ cắt tóc gốc Thụy Điển, tốt nghiệp ngành vật

lý tại Viện Công nghệ California, Carlson làm việc trong bộ

phận sáng chế của P. R. Mallory &amp; Co., công ty sản xuất

linh kiện điện và điện tử của Indianapolis đặt tại New York;

trên hành trình đi tìm danh lợi, tiền bạc và sự độc lập, ông

dồn toàn bộ thời gian rảnh rỗi để mày mò sáng chế chiếc máy sao

tài liệu cho văn phòng và thuê Otto Kornei, một nhà vật lý tị

nạn gốc Đức, giúp sức trong dự án này. Quả ngọt từ những thí

nghiệm của hai người là một sự kiện vào ngày 22 tháng 10 năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.