luôn luôn cho ông ta thấy một “tinh thần cạnh tranh khốc liệt,”
chứ không phải là khuynh hướng thân thiện với các công ty đối
thủ. Xuyên suốt lời khai của mình, Cordiner sử dụng cách biểu
đạt rất kỳ khôi: “phản ứng.” Chẳng hạn khi Kefauver vô tình hỏi
cùng một câu hỏi hai lần, Cordiner sẽ trả lời, “Tôi phản ứng
với câu đó lúc nãy rồi,” hay khi Kefauver ngắt lời ông, mà rất
thường xuyên như vậy, Cordiner sẽ hỏi một cách lịch sự, “Tôi có
thể phản ứng lại được không?” Điều này cũng cung cấp manh mối
về một kẻ thụ hưởng tài trợ, những người có thể muốn lợi dụng
sự khác biệt giữa việc có phản hồi (một trạng thái thụ động) và
trả lời (một hành động) cũng như hiệu quả tương đối của hai
việc này trong một quy trình giao tiếp.</p>
<p class="calibre2">Tổng kết toàn bộ lập trường của mình đối
với vụ này, khi trả lời một câu hỏi của Kefauver về việc liệu
ông có cho là GE. đã phải chịu một “sự ô nhục công ty” hay
không, Cordiner cho biết: “Không, tôi sẽ không đưa phản ứng và
nói rằng General Electric bị ô nhục. Tôi sẽ nói rằng chúng tôi
đau buồn và quan tâm sâu sắc. Tôi không tự hào về điều đó.”</p>
<p class="calibre2">Chủ tịch Cordiner, có thể khủng bố tai cán
bộ cấp dưới với các bài thuyết giảng về việc tuân thủ các quy
định của công ty và pháp luật nhà nước, nhưng không thể bắt tất
cả bọn họ tuân thủ một trong hai điều đó. Còn Tổng giám đốc
Paxton có thể đau đáu với chuyện tại làm sao hai trong số thuộc
hạ của ông, vốn đều đã kể những câu chuyện hoàn toàn đối nghịch
về cuộc đàm thoại giữa hai người, lại không phải những kẻ nói
dối mà chỉ đơn thuần là những người truyền đạt kém. Triết lý
nhân sinh dường như đã đạt đến đỉnh cao tại GE., còn truyền
thông lại ở mức thấp. Hầu hết các nhân chứng đều nói hoặc ám
chỉ rằng, giá mà các giám đốc điều hành học cách để hiểu nhau
thì vấn đề về vi phạm chống độc quyền đã được giải quyết. Nhưng
có lẽ vấn đề không chỉ liên quan tới khía cạnh kỹ thuật mà cả
văn hóa và việc đánh mất bản sắc cá nhân do làm việc trong một
tổ chức cực lớn. Họa sĩ biếm họa Jules Feiffer khi nghiền ngẫm
vấn đề trao đổi thông tin trong một bối cảnh phi công nghiệp đã
nói: “Trên thực tế, thất bại nằm ở chính cá nhân con người đó.
Nếu anh không thể giao tiếp thành công với bản thân thì làm sao
hy vọng được anh có thể giao tiếp với người lạ bên ngoài?” Kiểu
như ông chủ của một công ty ra lệnh cho cấp dưới của mình phải
tuân thủ luật chống độc quyền, song lại có kỹ năng thông liên
ngay trong bản thân kém đến mức chính ông ta cũng không thực sự
biết mình có muốn mệnh lệnh mà mình ban ra được tuân thủ hay là
không. Nếu mệnh lệnh của ông ta không được tuân thủ, việc định
giá theo đó có thể có lợi cho két bạc công ty; còn nếu nó được
tuân thủ, ông ta đã làm một việc phải đạo. Ở trường hợp đầu
tiên, cá nhân ông ta không bị dính líu vào bất kỳ hành vi “sai
trái” nào, còn ở trường hợp thứ hai, ông ta thực sự làm một