từng phát hiện ra rằng trong quãng năm 1956 hay 1957, có một
người thanh niên trẻ tuổi tên là Jerry Page, một nhân viên quèn
trong bộ phận thiết bị chuyển mạch của GE., đã trực tiếp viết
thư cho Cordiner, cáo buộc các phòng thiết bị chuyển mạch của
GE. và của các công ty đối thủ tham gia vào một âm mưu, trong
đó họ trao đổi thông tin về giá cả bằng mật mã bằng việc sử
dụng màu giấy khác nhau để viết thư. Cordiner xới vấn đề này
lên với Paxton và lệnh cho ông này tìm hiểu ngọn ngành, Paxton
liền sau đó tiến hành ngay một cuộc điều tra, qua đó đi đến kết
luận rằng các âm mưu “mã màu” này “chỉ hoàn toàn là ảo giác của
chàng thanh niên kia.” Khi kết luận như vậy, có vẻ như Paxton
đã đúng, mặc dù sau này người ta phát hiện ra có một âm mưu
trong bộ phận thiết bị chuyển mạch trong suốt năm 1956 và năm
1957; tuy nhiên, âm mưu ấy là tương đối thông thường, thuần túy
dựa trên các cuộc họp ấn định giá, chứ không phải dựa trên cái
gì “hoa mỹ” như là một bảng mã màu. Paxton vẫn nổi tiếng bi
quan về vấn đề truyền thông của công ty. Tại các cuộc thẩm vấn,
khi được đề nghị nhận xét về các cuộc đàm thoại giữa Smith và
Vinson hồi năm 1957, Paxton nói rằng ông biết Smith và không
thể “hình dung ông ta đóng vai kẻ nói dối”.</p>
<p class="calibre2">Theo Chủ tịch Cordiner khai, vị thế của ông
tương đương với dòng họ của Boston Cabots lẫy lừng. Cống hiến
của ông cho công ty thực sự lớn lao và quý báu; nhờ đó, ông
được đền đáp vô cùng hậu hĩnh (năm 1960, lương là hơn 280.000
đô-la, cộng với thu nhập niên kim hưởng sau là khoảng 120.000
đô-la, cộng với quyền cổ phiếu hứa hẹn hàng trăm ngàn đô-la
nữa). Nhưng những cống hiến này lại “xa vời” đến nỗi, ít nhất
là trong vấn đề chống độc quyền, dường như ông lại chẳng có bất
kỳ mối giao thiệp “trần tục” nào hết. Khi ông khẳng định một
cách dứt khoát với Tiểu ban rằng chưa từng bao giờ ông có dù
chỉ là một ý niệm mơ hồ về mạng lưới những âm mưu đó thì có thể
suy ra rằng trường hợp của ông không phải là trường hợp truyền
thông sai lạc mà là không truyền thông. Ông đã không trình bày
với Tiểu ban về vấn đề triết lý hay triết gia như Ginn và
Paxton, nhưng từ hồ sơ quá khứ của ông về việc ra lệnh tái bản
nhiều lần Quy định 20.5 và thêm mắm muối cho những bài phát
biểu cũng như tuyên bố công khai của mình với lời khen ngợi về
kinh doanh tự do, có vẻ rõ ràng ông là <em class="calibre5">un
philosophe sans le savoir</em> (một triết gia không tự ý thức).
Kefauver dò qua một danh sách dài các vi phạm chống độc quyền
mà General Electric bị cáo buộc suốt nửa thế kỷ qua và hỏi
Cordiner – người gia nhập công ty vào năm 1922 – có biết sơ qua
hay tường tận mỗi nhân vật trong đó hay không. Thường Cordiner
trả lời chỉ biết họ sau khi có sự việc xảy ra. Khi nhận xét về
lời khai của Ginn rằng Erben đã chống lại mệnh lệnh trực tiếp
của Cordiner hồi năm 1954, Cordiner nói rằng ông đã đọc lời
khai với sự “thảng thốt” và “ngạc nhiên tột bậc” vì Erben đã