NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 20

Điều đó đã không xảy ra. Một số giao dịch nhỏ ở mức 100 diễn

ra theo một chuỗi rất nhanh, kế tiếp là một số giao dịch quy mô
lớn nữa. Tổng cộng có khoảng một nửa cổ phiếu tồn ở mức giá đó
đã được giải phóng khi John J. Cranley, đối tác sàn của Dreyfus &
Co., kín đáo lách vào đám đông tại Trạm 15 và trả giá 100 cho 10.000
cổ phiếu của Telephone - vừa đủ để bán tống tồn kho và dọn
đường cho triển vọng tăng giá mới. Cranley không nói mua trên danh
nghĩa của công ty - một trong những khách hàng của Telephone - hay
trên danh nghĩa của quỹ Dreyfus - một quỹ tương hỗ mà Dreyfus &
Co. quản lý thông qua một trong các công ty con của nó; nhưng quy
mô của lệnh mua này tiết lộ người chủ ở đây là quỹ Dreyfus. Trong
mọi trường hợp, La Branche chỉ cần hô “bán” và ngay sau khi hai
người này ghi lại giao dịch, giao dịch được hoàn tất. Và thế là
Telephone không thể được mua ở mức 100 nữa.

Lịch sử đã từng có một tiền lệ (dù không phải từ thời của de la

Vega) chỉ một giao dịch chứng khoán lớn của Sở giao dịch là có thể
hoặc chủ định chuyển hướng thị trường. Lúc 1 giờ 30 phút ngày 24
tháng 10 năm 1929, cái ngày khủng khiếp đã đi vào lịch sử tài chính
là “thứ Năm đen tối”, Richard Whitney, khi ấy là quyền giám đốc
của Sở giao dịch và có lẽ là nhân vật nổi tiếng nhất trên sàn, hùng
hổ (một số người nói là “hùng dũng”) tiến đến trạm đang giao dịch
mã U.S. Steel và trả giá 205, giá của đợt bán cuối cùng - cho 10.000
cổ phiếu. Thế nhưng có hai sự khác biệt quan trọng giữa giao dịch
năm 1929 và năm 1962. Thứ nhất, trong khi việc trả giá khoa trương
của Whitney là một nỗ lực có tính toán nhằm tạo ra hiệu ứng, hành
động của Cranley được tiến hành không phô trương mà rõ ràng chỉ
là một động thái để mua rẻ cho quỹ Dreyfus. Thứ hai, sau cuộc giao
dịch năm 1929 chỉ diễn một sự tăng trở lại chớp nhoáng, những thua
lỗ của tuần sau đó khiến cho ngày thứ Năm đen tối chẳng qua mới
chỉ là “xám xịt” mà thôi; còn sau cuộc giao dịch của năm 1962, một sự
phục hồi thực sự vững chắc đã diễn ra. Người ta có thể rút ra bài
học: những động thái tâm lý trên sàn giao dịch phát huy hiệu quả
nhất khi chúng vừa không có chủ đích, vừa không thực sự cần
thiết. Nói chung, một sự hồi phục chung được bắt đầu gần như
ngay lập tức. Sau khi bứt ra khỏi mốc 100, Telephone bứt phá điên
cuồng: lúc 12 giờ 18 phút, cổ phiếu này được giao dịch ở mức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.