NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 244

chính) mà vẫn theo Berle trong cùng bài viết trên, ông gọi đó

là tập đoàn đầu sỏ tự duy trì. Những nhà quan sát công minh

nhất ngày nay dường như có cảm nhận rằng, nhìn từ quan điểm xã

hội, việc quản lý theo kiểu gia đình của nhóm đầu sỏ này không

hề tệ như người ta vẫn tưởng mà trong nhiều trường hợp còn khá

tốt, tuy nhiên về mặt lý thuyết thì quyền lực tối cao không

thuộc về họ. Theo loại hình tổ chức của công ty, quyền lực này

nằm trong tay các cổ đông mà tại nước Mỹ, trong số các công ty

thương mại lớn nhỏ thuộc mọi loại hình, có đến hơn 20 triệu cổ

đông như vậy. Mặc dù các tòa án đều quy định rằng một giám đốc

không phải làm theo chỉ thị của các cổ đông, giống như một nghị

sỹ không phải làm theo các chỉ thị của cử tri, nhưng cổ đông

lại là người bầu ra các giám đốc, nếu không theo nguyên tắc dân

chủ hoàn toàn, theo nguyên tắc một cổ phiếu, một lá phiếu. Có

một số nguyên nhân khiến các cổ đông không có được quyền lực

thực sự của họ, trong đó phải kể đến ba nguyên nhân sau: sự thờ

ơ của chính cổ đông đối với quyền lực thực sự của mình trong

những thời điểm tăng lợi nhuận và cổ tức; sự mù mịt của họ đối

với các vấn đề của công ty; và số lượng cổ đông đông đảo. Cho

dù thế nào đi chăng nữa, cổ đông đều phải bỏ phiếu cho danh

sách ứng cử và kết quả của hầu hết các cuộc bỏ phiếu đều là

99,99% số lá phiếu tán thành. Dịp quan trọng nhất (và nhiều khi

cũng là duy nhất) để các cổ đông có điều kiện tiếp xúc trực

tiếp với hội đồng quản trị là tại các cuộc họp thường niên.

Cuộc họp thường niên của các công ty thường được tổ chức vào

mùa xuân. Mùa xuân năm 1966, tôi đã đến dự một vài cuộc họp cổ

đông ấy để xem những con người nắm thứ quyền lực phong kiến về

mặt lý thuyết đó bàn thảo những gì, và xem thực trạng mối quan

hệ của họ với những vị giám đốc được bầu lên như thế nào.</p>

<p class="calibre2">Mùa họp thường niên năm 1966 hứa hẹn sẽ là

một mùa họp đặc biệt sôi động. Trên báo xuất hiện rất nhiều bài

viết về “biện pháp cứng rắn” của ban quản trị công ty đối với

các cổ đông. Phương pháp mới này là kết quả rút ra từ các sự

kiện diễn ra trong các cuộc họp của năm trước, khi sự nổi loạn

của các cổ đông đạt tới một đỉnh cao mới. Chủ tịch của Tập đoàn

Vệ tinh Viễn thông buộc phải gọi bảo vệ để tống ra ngoài hai cổ

đông quấy rối tại cuộc họp thường niên của công ty tại

Washington. Harland C. Forbes, khi ấy là chủ tịch của công ty

Năng lượng Consolidated Edison, yêu cầu đuổi một tay phá ngang

cuộc họp ra khỏi khuôn viên công ty tại New York và tại

Philadelphia; chủ tịch Frederick R. Kappel của công ty Điện

thoại và Điện báo Mỹ đã bị quấy rầy đến mức phải đột ngột tuyên

bố rằng: “Cuộc họp này không dựa trên quy tắc Robert<a

href="note:" title="60. Robert’s Rules of Order: Tên cuốn sách

của Henry Martyn Robert, một cuốn cẩm nang về cách thức của các

cuộc họp và cách thức ra quyết định của một nhóm. Cuốn sách

được xuất bản lần đầu năm 1876, được chỉnh sửa mỗi năm, nhiều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.