NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 246

5.600 cổ đông của công ty (hơn 1% tổng số cổ đông của công ty)

đang khao khát có cơ hội tham dự cuộc họp thường niên. Trong số

các công ty đó, công ty lớn nhất là công ty Điện thoại và Điện

báo Mỹ (AT&T) đã chọn thành phố Detroit làm địa điểm họp

thường niên năm nay. Trong lịch sử 81 năm hoạt động, công ty

mới họp tại ba địa điểm là New York, Philadelphia và Detroit.

</p>

<p class="calibre2">Tôi mở đầu mùa họp cổ đông của mình với

chuyến bám càng công ty AT&amp;T đến Detroit. Lật nhanh vài

trang báo khi ngồi trên máy bay, khi biết số cổ đông của công

ty AT&amp;T đã tăng lên đến mức kỷ lục là gần 3 triệu người,

tôi tự hỏi không biết chuyện gì sẽ xảy ra tại một sự kiện mà

tất cả các cổ đông, hoặc thậm chí là một nửa, xuất hiện tại

Detroit và đều đòi tham dự cuộc họp. Bất luận là gì thì trước

khi họp vài tuần, mỗi cổ đông sẽ nhận được thư thông báo về

cuộc họp cùng với giấy mời tham dự; tôi gần như chắc chắn rằng

ngành công nghiệp của Mỹ đã đạt được một kỷ lục “đầu tiên”

khác: đây là lần đầu tiên có đến 3 triệu giấy mời được gửi đi,

nhiều hơn so với bất kỳ sự kiện nào đã diễn ra hay một địa điểm

nào từng tổ chức sự kiện. Sự lo lắng của tôi về vấn đề này được

giải tỏa khi tôi đến hội trường Cobo, một khán phòng lớn nhìn

ra sông, nơi diễn ra cuộc họp. Hội trường vẫn còn rất nhiều ghế

trống; người Mỹ thời hoàng kim hẳn là sẽ thất vọng tràn trề

trước số lượng người tham dự như vậy vào một buổi trưa một ngày

thường trong tuần. (Các số báo ngày hôm sau thống kê số người

tham dự là 4.016 người.) Tôi nhìn quanh thấy một vài gia đình

có trẻ nhỏ đi kèm, một phụ nữ ngồi xe lăn, một người đàn ông có

râu, và chỉ có hai cổ đông người da đen; chi tiết sau cùng này

hé lộ một điều là có thể những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản

nhân dân<a href="note:" title="61. “People’s capitalism” , chủ

nghĩa tư bản nhân dân hay chủ nghĩa tư bản xã hội là cái tên

được Theodore Repplier, người của Hội đồng Quảng cáo cổ động ở

Mỹ hồi giữa thập niên 1950 dùng để chỉ hệ thống kinh tế Mỹ.

Tổng thống Dwight David Eisenhower phê duyệt cho Cơ quan thông

tin Hoa Kỳ lưu hành thuật ngữ này trên toàn cầu để cổ động cho

những khía cạnh thành công của nền kinh tế Mỹ ra khắp thế giới

dưới thời kỳ Chiến tranh lạnh. Những người tuyên truyền gọi xã

hội Mỹ như là một xã hội phi giai cấp của những người lao động

giàu sang đối lập với xã hội “nô lệ” ở Liên Xô và Trung Quốc.">

<sup class="calibre4">61</sup></a> có lẽ đã kết hợp với phong

trào vận động dân quyền. Giờ họp được thông báo là 1 giờ 30

phút; chủ tịch Kappel đến rất chuẩn giờ và bước lên bục phát

biểu; 18 vị giám đốc khác của AT&amp;T rầm rập đi lên và ngồi

xuống hàng ghế ngay phía sau ông Kappel. Ông Kappel gõ búa khai

mạc cuộc họp.</p>

<p class="calibre2">Đúc rút từ những gì đã đọc cũng như qua các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.