NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 280

Trung ương Pháp thay vì cả một mạng lưới các ngân hàng như hệ

thống liên bang, ngân hàng trung ương của các quốc gia có nhiệm

vụ kép: giữ cho đồng tiền quốc gia ổn định thông qua điều tiết

cung, cho vay tùy theo mức độ thuận lợi hay khó khăn và khi cần

thiết, bảo vệ giá trị đồng tiền trong mối quan hệ với các đồng

tiền của các quốc gia khác. Để hoàn thành mục tiêu đầu tiên,

các ngân hàng New York phối hợp với Cục Dự trữ liên bang và

mười một ngân hàng chi nhánh khác để định kỳ điều chỉnh kiểm

soát các giao dịch tiền tệ, dễ thấy nhất (dù không quan trọng

nhất) là kiểm soát lãi suất cho vay mà nó áp dụng với các ngân

hàng khác. Về mục tiêu thứ hai, nhờ truyền thống và vị thế

trong trung tâm tài chính của cả nước và trung tâm tài chính

lớn nhất thế giới, Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York là đại

lý duy nhất của Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Hoa Kỳ

trong các giao dịch với các quốc gia khác. Như vậy, trọng trách

trên vai của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York là bảo vệ đồng

đô-la. Những trách nhiệm này càng nặng nề hơn trong cuộc đại

khủng hoảng tiền tệ năm 1968, đặc biệt khó khăn bởi việc bảo vệ

đồng đô-la đôi khi bao gồm cả việc bảo vệ các đồng tiền khác

trong ba năm rưỡi liên tiếp.</p>

<p class="calibre2">Trên thực tế, Ngân hàng Dự trữ Liên bang

New York không có mục đích nào khác ngoài trách nhiệm hành động

cùng các ngân hàng trong hệ thống đảm bảo lợi ích quốc gia; nó

là một cánh tay quyền lực của chính phủ. Tuy nhiên, nó có một

chân trong các doanh nghiệp tư nhân tự do; theo phong cách đặc

trưng kiểu Mỹ, nó đứng ở đường ranh giới chia cắt giữa doanh

nghiệp và chính phủ. Mặc dù, chức năng của nó là một cơ quan

chính phủ, nhưng cổ phiếu thuộc sở hữu riêng của các ngân hàng

thành viên trên cả nước, vì vậy hàng năm nó phải trả cổ tức cho

các ngân hàng này là 6% theo luật định. Bên cạnh đó, cán bộ cấp

cao ngân hàng phải thực hiện lời tuyên thệ liên bang nhưng chức

vụ của họ không theo sự chỉ định của Tổng thống Hoa Kỳ hay thậm

chí Ban Thống đốc Liên bang mà do Hội đồng Quản trị của ngân

hàng lựa chọn, họ cũng không nhận trả lương theo hệ thống liên

bang mà theo thu nhập ngân hàng. Tuy nhiên, thu nhập hoàn toàn

là thứ yếu với mục đích của ngân hàng và nếu nó tăng lên trên

các khoản chi và cổ tức, phần thừa sẽ tự động được trả vào Bộ

Tài chính. Hiếm thấy ngân hàng nào tại Phố Wall coi lợi nhuận

chỉ là thứ yếu và thái độ này khiến người của Ngân hàng Dự trữ

Liên bang có vị trí xã hội đặc biệt thuận lợi. Bởi ngân hàng

của họ <em class="calibre5">là</em> một ngân hàng sở hữu tư

nhân và lợi nhuận ở mức đó, họ không thể bị sa thải như các

quan chức chính phủ đơn thuần; ngược lại, sự theo dõi chăm chú

thường trực nằm ngoài vũng lầy tham lam cho phép họ được gọi là

những trí thức, nếu không nói là những quý tộc, của giới ngân

hàng Phố Wall.</p>

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.