NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU TRONG KINH DOANH - Trang 281

<p class="calibre2">Bởi bên dưới họ là vàng. Đến tháng 3 năm

1968, có trên 13 tấn tiền trị giá hơn 13 tỉ đô-la và một phần

tư vàng tiền trên thế giới được đặt trên nền đá sâu khoảng 23

mét dưới phố Liberty và cao 15 mét so với mực nước biển ở trong

một cái hầm có khả năng bị ngập nếu hệ thống máy bơm nước thải

không đổi hướng một dòng chảy ban đầu chảy qua Maiden Lane. Nhà

kinh tế học người Anh, nổi tiếng trong thế kỉ XIX, Walter

Bagehot, từng nói với một người bạn của ông rằng khi chán nản,

ông lại đi xuống tầng hầm của ngân hàng và “vộc tay vào đống

các đồng tiền vàng xô-vơ-ren”, làm như thế ông yêu đời hơn rất

nhiều. Dẫu sao, ít nhất thì việc đi xuống và <em

class="calibre5">nhìn</em> vào số vàng trong hầm của Ngân hàng

Dự trữ Liên bang là một trải nghiệm thú vị. Chúng không ở dạng

đồng vàng xô-vơ-ren<a href="note:" title="75. Tiền vàng của Anh

trước đây, có giá trị một pao."><sup class="calibre4">75</sup>

</a> mà là những thanh vàng lấp lánh vô tri vô giác, có kích

thước và hình dạng của những viên gạch xây nhà mà vị khách đáng

tín nhất cũng không được phép chạm tay vào. Thứ nhất, mỗi thanh

vàng đều nặng khoảng chừng 18 kg và thứ hai, không một thanh

nào trong số chúng thuộc về Ngân hàng Dự trữ Liên bang hay nước

Mỹ. Toàn bộ số vàng của Mỹ được cất giữ ở Fort Knox, tại Văn

phòng Assay New York hoặc các Sở đúc tiền khác nhau; vàng gửi ở

Ngân hàng Dự trữ Liên bang thuộc về khoảng 70 nước khác nhau,

người gửi nhiều nhất là các nước Châu Âu, các nước này cảm thấy

yên tâm khi cất giữ một phần vàng của mình ở đó. Ban đầu, hầu

hết các nước gửi vàng ở đó vì lí do an toàn trong Thế chiến thứ

hai. Sau chiến tranh, các quốc gia Châu Âu, ngoại trừ Pháp,

không chỉ giữ nguyên số vàng đã gửi ở New York mà còn gửi thêm

khi nền kinh tế phục hồi.</p>

<p class="calibre2">Vàng cũng chỉ có ý nghĩa như bất kì khoản

tiền gửi ngoại tệ nào ở ngân hàng trên phố Liberty; các khoản

đầu tư khác nhau này có trị giá lên đến hơn 28 tỷ đô-la tính

đến tháng 3 năm 1968. Là ngân hàng của các ngân hàng trung ương

trong thế giới phi cộng sản, là ngân hàng trung ương của loại

tiền tệ hàng đầu thế giới, không phải bàn cãi gì nữa, Ngân hàng

Dự trữ Liên bang New York chính là thành trì của tiền tệ thế

giới. Nhờ vị trí này, nó giống như một máy soi huỳnh quang

trong tài chính quốc tế, có thể phát hiện trong nháy mắt một

loại tiền tệ mới chớm phát bệnh ở đây hay một nền kinh tế sa

sút ở kia. Ví dụ, nước Anh đang bị thâm hụt trong các giao dịch

quốc tế, điều này sẽ thể hiện ngay trong sổ sách của Ngân hàng

Dự trữ Liên bang thông qua số dư tài khoản của Ngân hàng Trung

ương Anh bị giảm. Mùa thu năm 1964 đã xảy ra đúng như vậy, đánh

dấu sự khởi đầu của một cuộc đấu tranh lâu dài, hào hùng, đôi

lúc nghẹt thở và mất mát của một số quốc gia và các ngân hàng

trung ương, trong đó Mỹ và hệ thống dự trữ liên bang đứng đầu

bảo vệ trật tự hiện tại của tài chính thế giới bằng cách bảo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.