vào trần khi xe đang đi quanh Khải Hoàn Môn. Chiếc xe hạng nhẹ
này sẽ không bền lâu đâu. Tôi không thể nghĩ đám lái xe người
Mỹ sẽ hài lòng được lâu với việc phải vào số kiểu thủ công và
xe chạy kém như thế. Con lắc sẽ quay trở lại!”</p>
<p class="calibre2">Warnock, giống như nhiều người làm PR trước
ông, tuyên bố công việc đã mang lại cho ông một cái “ung nhọt”.
“Nhưng tôi đã vượt qua nó”, ông nói. “Đội ngũ Edsel vĩ đại đó,
tôi chỉ muốn xem đội ấy có thể làm gì nếu đưa ra sản phẩm chuẩn
vào đúng thời điểm. Chắc chắn là đã kiếm triệu triệu đô-la! Đây
là hai năm trong cuộc đời mà tôi sẽ không bao giờ quên. Một
giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng. Chẳng phải toàn bộ điều
đó đã cho quý vị biết một điều gì đó về nước Mỹ của những năm
50 ‒ kỳ vọng quá cao và chưa thỏa vọng sao?”</p>
<p class="calibre2">Krafve, chỉ huy trưởng của “nỗi thất vọng
tày đình”, hoàn toàn sẵn sàng chứng thực rằng có nhiều điều
trong câu chuyện từ những “người lính” của ông hơn là những câu
chuyện huyền hoặc, viển vông tiểu thuyết của đồng đội cũ. “Thật
là một nhóm tuyệt vời để làm việc chung,” cách đây không lâu,
ông đã nói thế. “Họ thực sự đặt cả tâm can vào công việc. Tôi
thích làm việc với một ê kíp có động lực mạnh mẽ và đội Edsel
là một ê kíp như thế. Trong công việc, có lúc thăng lúc trầm,
nhưng anh sẽ hồi phục chừng nào con người anh không chịu khuất
phục. Có lúc tôi thích bù khú với ai đó ‒ với Gayle Warnock hay
một người nào khác trong số họ ‒ và ôn lại những câu chuyện
hài, những bi kịch…”</p>
<p class="calibre2">Cho dù hồi ức của những con người Edsel về
chiếc xe này có chiều hướng hài hước hay bi đát, đó cũng là một
hiện tượng đáng để chúng ta suy ngẫm. Có thể chỉ đơn thuần là
họ nhớ ánh đèn quảng cáo lần đầu tiên được đắm chìm rồi quằn
quại trong đó, hoặc điều đó có thể mang ý nghĩa đã đến thời
điểm như trên sân khấu kịch thời Nữ hoàng Elizabeth, nhưng rất
hiếm trong kinh tế Mỹ trước đó: thất bại có một vẻ huy hoàng
nhất định mà thành công chưa bao giờ có được.</p>
<p class="calibre2">- Từ “styling” (tạo phong cách) ở đây giống
như một cây cỏ bám rễ sâu trong khu vườn về ô tô. Theo nghĩa
thông dụng, động từ “tạo phong cách” có nghĩa là đặt tên, do đó
những nỗ lực huyền thoại của phòng sản phẩm, đặc biệt là khi
chọn ra một cái tên cho chiếc E-Car, thực sự là chương trình
tạo phong cách. Những gì mà Brown và cộng sự phấn đấu đạt đến
lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Trong nghĩa thứ hai của
từ “styling”, từ điển Webster định nghĩa: “tạo ra một phong
cách... được người ta chấp nhận”; đó chính là điều mà Brown ‒
người vốn hi vọng đạt được điều gì đó độc đáo ‒ đang nỗ lực để
tránh không làm, chính vì thế nên chương trình của Brown hẳn là