của ngài không lọt qua cửa được. Nếu không phiền, ngài có thể qua phòng
bên. Tôi cam đoan với ngài, ngài không mất gì cả, cũng thực đơn như vậy,
bài trí cũng thế, vẫn đầu bếp đó. Chúng tôi có chứng chỉ, ngài có thể xem.
Không có sự phân biệt đối xử nào cả.
Tôi lúng túng thử làm yên lòng anh ta, khẳng định rằng tôi không phiền khi
phải vào phòng bên cạnh. Anh ta tiễn tôi đến tận lối vào phòng bên cạnh.
Gian phòng này rộng hơn một chút. Người phục vụ dẫn tôi đến chiếc bàn
trống, kéo ghế cho tôi. Một vài khách hàng rụt chân khỏi lối đi, một vài
những chẳng hề chú ý đến chiếc xe lăn của tôi. Khi xe đè lên chân ai đó, họ
kêu lên. Còn phải nói, trọng lượng chiếc xe không phải nhỏ. Chúng tôi trao
đổi những lời xin lỗi. Người phục vụ ngạc nhiên nhìn tôi:
- Tại sao ngài cứ luôn miệng xin lỗi thế? Ngài cũng có quyền ăn trong
nhà hàng này như họ.
*
Cô gái Mỹ ngồi xe lăn tự hào chỉ cho tôi chiếc xe minibus có thiết bị nâng
và kể rằng tất cả các hãng taxi của Mỹ đều có những chiếc minibus như
vậy.
- Chẳng lẽ không thể cải tiến những chiếc xe hơi bình thường thành xe
cho người tàn tật được sao? Sẽ rẻ hơn – tôi hỏi.
Cô gái lúng túng nhìn tôi vẻ khó chịu.
- Nhưng xe hơi cải tiến chỉ chở được một người ngồi xe lăn. Nếu đó là
chàng trai và cô gái thì sao? Theo anh, họ phải đi trong hai chiếc xe ư?
*
Có thể dịch ra tiếng Nga hầu như tất cả. Từ thơ của Shakespeare cho đến
hướng dẫn sử dụng tủ lạnh. Hầu như tất cả. Hầu như.
Tôi có thể nói nhiều về nước Mỹ. Có thể kể mãi không thôi về những chiếc
xe lăn, về thang máy “biết nói”, về đường bằng, đường dốc xe minibus có
thiết bị nâng. Về những lập trình viên hỏng mắt, những nhà khoa học bại
liệt. Về chuyện tôi đã khóc khi người ta nói với tôi, ngày mai tôi phải trở về
Nga và tôi phải để xe lăn lại.
Nhưng cảm giác của tôi khi lần đầu tiên di chuyển điều kỳ diệu của công