NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 111

Khi xưa, tổ tiên họ Giàng thường dùng ngũ tạng lợn để nấu, khi vớt ra thì thiếu quả tim. Mọi người

nghĩ ngay đến đứa em út ăn vụng và mắng chửi rất thậm tệ. Quá uất ức, lại bị câm từ bé, không thanh minh

được, người em út phẫn uất lấy dao rạch ngực lấy quả tim ra đền và ngã lăn ra chết. Mọi người khi múc hết

nước trong nồi thì oái oăm thay, phát hiện quả tim dính chặt ngay ở đáy nồi. Quá hối hận và đau khổ, những

người họ Giàng quẫn trí. Ngay khi ấy, rất lanh lợi, người bà cô đã thay mặt họ đứng ra tuyên bố, lập lời thề,

từ nay người họ Giàng cấm kỵ không bao giờ được ăn tim và dùng tim vào cúng bái. Vì thế, cho đến tận bây

giờ và mãi mãi về sau, họ Giàng không bao giờ ăn tim của bất cứ con vật nào.

Truyện kể này, như thế, cho thấy minh chứng sống động, bà cô trong những biến cố

lớn của tộc người đã cất lên tiếng nói có tính chất đại diện mang tính quyết định

[94]

.

người H’mông, người ra đời trước là anh, chị chứ không phân theo cành nhánh con chú con
bác như người Việt. Và có phần khác bà cô người Việt - người phụ nữ chị em bố không lấy
chồng, không con thờ tự

[95]

, ở người H’mông, dù lập gia đình hay không thì người phụ nữ

có quan hệ ruột thịt với bố đều được gọi là bà cô. Nhưng chỉ một bà cô tham gia tứ trụ
quyền lực dòng họ. Đó là người bà cô lớn tuổi và có uy tín nhất trong dòng họ. Tuổi tác
càng cao thì địa vị bà cô càng lớn, dòng họ càng trọng vọng. Ở Tây Bắc, HỒ Ly Giang đưa
ra chú giải dân tộc chí về bà cô: "...người có tiếng nói rất quan trọng trong nhiều mặt đời
sống của dòng họ. Một người phụ nữ có thể được bầu hoặc suy tôn làm bà cô dòng họ phải
có những tiêu chuẩn như: có gia đình và con cháu thuận hòa, cần cù lao động; gương mẫu
trong sinh hoạt; có trách nhiệm chăm lo, giúp đỡ mọi người; am hiểu phong tục tập quán và
những qui định của dòng họ;... Mặc dù khi đi lấy chồng, bà cô trở thành người nhà chồng
và thuộc ma nhà chồng, song vẫn có trách nhiệm đối với con cháu của các anh em trai" (Hồ
Ly Giang 2013: 54-55).

Tổ chức dòng họ H’mông, mọi công việc của tộc người bao giờ cũng được "tứ trụ"

của dòng họ cắt đặt trên tinh thần lấy ý kiến đồng thuận. Dòng họ tự thảo luận, cùng nhau
góp ý giữa các thành viên nhằm tìm kiếm một giải pháp tương thích. Những hình thức tổ
chức tộc người, mà ở người H’mông là dòng họ, dù còn sơ khai, có thể mang dấu ấn quyền
cô, quyền cậu quen thuộc của dân tộc học, nhưng rõ ràng đã chứa đựng các sự kiện tôn
trọng nữ giới nhất định

[96]

, xác tín từ quyền lực dòng họ - cái cộng đồng thu nhỏ lại của

người H’mông về vai trò bà cô, lại càng thêm quan trọng, khi, như đã nói đi nói lại nhiều
lần, với người H’mông, dòng họ chính là đế nền quan trọng nhất của tổ chức xã hội

[97]

. Đi

xa hơn thế, vai trò của bà cô còn có ảnh hưởng quyết định đến nhiều phương diện của luật
tục H’mông - cái phần lí trí nhất của xã hội tộc người. Bà cô chính là người tham gia soạn
luật tục cho cộng đồng. Người H’mông đen ở Sa Pa, làm lễ rửa tục, khi muốn sửa lại tục lệ
bằng cách soạn lại bài Kruôr Cê cho tương thích với các hoàn cảnh sống mới thì phải mời
bà cô đến để làm lễ rửa tục (Giàng Seo Gà 2004: 75). Có thể quyết định thay đổi luật tục,
đó là một trong những quyền lực phổ biến của bà cô. Còn trong lễ "nhu đá" (ma bò), dòng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.