NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 69

dân ca H’mông, người Hán có khi lại hiện lên là những người hiểu biết, sang trọng do có
được cái chữ, và là đại diện cho giá trị cao quí mà người H’mông vươn tới.

“Sang tới bờ bên kia

Đôi ta làm cửa làm nhà sang như người Hán”

(Doãn Thanh 1984)

Hay như câu đố H’mông thường có lối ví von mang tính ngợi ca “cậu Hán đẹp trai”

(Lê Trung Vũ 1994: 57). Đây là một sự kiện lí thú trong đời sống văn hóa và tâm lí tộc
người. Mô hình Hán hóa đã ăn sâu vào tâm trí các tộc người bị ảnh hưởng đến nỗi, như
người H’mông, đặc biệt là tầng lớp cai trị thường cố gắng đồng nhất, được “giống” như
người Hán. Bắt đầu với trang phục, Lunet de Lajonquière cho biết: “Người Mèo khi có một
chức vụ hay địa vị xã hội, thường có xu hướng tách mình khỏi đám đông, hắn khiến người
ta nghĩ mình là người Trung Quốc thông qua trang phục và dáng điệu” (Lajonquière 1904:
232). Mở rộng ra, Bonifacy còn nói tới giới thượng lưu tri thức ở Việt Nam nói chung, còn
cho rằng hành động theo người Trung quốc là tốt nhất và cố gắng sao chép sao cho giống
với mẫu mực Trung Quốc (2004: 7). Tiếp đến là kiến trúc, quan sát kiến trúc khu nhà
Vương (Dinh vua Mèo), những kẻ có địa vị trong xã hội H’mông, có thể thấy hình dáng,
kết cấu kiến trúc chủ đạo đã giống như nhà người Hán (xen ghép với kiến trúc dân gian
H’mông và du nhập mới thêm một chút yếu tố kiến trúc Pháp)

[57]

. Đứng trước một sự áp

chế, một nỗi sợ hãi lâu dài và to lớn, có khi kẻ bị áp chế chọn cách đồng hóa với cái thế lực
nguy hiểm kia để thông qua sự phụ thuộc, được có sức mạnh, được là kẻ áp chế. Đấy là cơ
chế tự phòng vệ thông qua con đường đồng nhất hóa với chính thế lực đang đe dọa mình.
Điều này có thể quan sát thấy ở các tộc người cổ sơ, khi sợ hãi trước những con vật nguy
hiểm, họ thường ca tụng phẩm chất con vật ấy, và đồng nhất hóa bằng cách thờ con vật ấy
làm vật tổ để tạo mối dây liên lạc. Ví dụ như, người Việt cổ, sinh sống ở vùng nhiều sông
nước, đầm lầy, nỗi sợ hãi với loại thủy quái rắn lớn đã khiến họ chọn rắn (thuồng luồng,
sau này tiếp xúc với Trung Hoa đã hóa rồng) làm vật tổ, và đồng nhất hóa với loài thuồng
luồng thủy quái bằng tục xăm mình. Về sau này, trong tâm thức, văn hóa Việt, để bảo tồn
được sự tồn vong của tộc người trước sự lấn át, áp chế của Trung Hoa, một mặt ra sức bài
xích văn hóa Trung Hoa, mặt khác lại cố gắng được giống như thiên triều bằng cách tự
đồng nhất dân tộc mình với mô hình Trung Hoa, hay tự xưng là Hán nhân (người H’mông
thì gọi là “đại triều nhà Hán”)

[58]

. Đây chính là trường hợp điển hình của hành vi tiếp nhận

văn hóa đối kháng (acculturation antagoniste). Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã ví Việt Nam
như người con gái bị gã láng giềng khổng lồ Trung Hoa bá quyền cưỡng hiếp văn hóa,
người con gái ấy vừa thù nhưng đồng thời lại vừa thỏa mãn, vừa ghét lại vừa yêu chính kẻ
thù của mình

[59]

, ví von này, không phải là không có cơ sở, tâm bệnh học ghi nhận một hiện

tượng tâm bệnh lí đặc biệt đó là nhiều người dù bị kẻ khác bạo hành (ví dụ các thiếu nữ bị
bắt cóc, hành hạ làm nô lệ tình dục), nhưng thay vì căm thù lại chuyển sang bảo vệ kẻ thủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.