NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 76

dân ca mồ côi H’mông, quan sát ở Tây Bắc, các tác giả Bùi Văn Tịnh - Cầm Trọng -
Nguyễn Hữu ưng cho rằng : Ở người Mèo “vì quan hệ nội bộ rất chặt chẽ, những người gặp
khó khăn thường được dòng họ đùm bọc. Trẻ em côi cút thường về với chú, bác, nói chung
được đối xử bình đẳng trong gia đình” (1975: 119). Và tiếp đó, các ông giải thích: “Trong
văn nghệ Mèo, tác phẩm Tiếng hát mồ côi, đã nêu lên cảnh khổ của người mồ côi, nhằm lên
án hành động không đúng và giáo dục tình thương với người mồ côi (1975:119). Như thế,
hai nhận định vừa dẫn của nhóm tác giả Tịnh - Trọng - Ưng không khỏi cho ta cảm giác về
một sự thiếu logic. Tại sao trẻ mồ côi được cộng đồng yêu thương lại cất lời ca ai oán như
vậy? Và cái giáo dục hành động không đúng và giáo dục tình thương ấy là gì khi đặt trong
quan hệ với tiếng hát mồ côi đầy cơ cực, ai oán và phẫn nộ? Những ghi nhận dân tộc học ở
Hà Giang về thân phận người mồ côi lại đưa ra một tình cảnh khác hẳn dữ liệu nhóm Tịnh -
Trọng - Ưng. Nếu như các tộc người lân cận ở miền núi, trẻ mồ côi luôn được chia cho gia
đình họ hàng cưu mang, thì người H’mông, trái lại, không tồn tại tục lệ ấy. Đứa trẻ mồ côi
H’mông phải tự lăn lóc tìm kiếm lấy cái ăn. Thế nên, thân phận mồ côi trong xã hội
H’mông vô cùng bi đát, đấy là nếu còn may mắn sống sót mà không phải chết đường chết
chợ

[65]

. Tục ngữ H’mông có câu: “Chăn gà côi được cái đùi. Nuôi con côi chuốc thù oán”.

Lê Trung Vũ chú giải về ý nghĩa câu tục ngữ ấy như sau: “bố mẹ nuôi sơ suất dễ bị con côi
(con nuôi) hiểu lầm oán giận” (Lê Trung Vũ 1994: 16, 17, 45). Như thế, những dữ liệu ở
Hà Giang cho biết, người H’mông duy trì “kinh nghiệm”, không nên nuôi con côi bởi vì rất
dễ gây hiểu lầm, oán giận. Người mồ côi trong xã hội H’mông vì thế, vô cùng khổ cực. Một
phân tích theo xã hội học như thế, có thể nói, còn mang tính hợp logic hơn nhiều so với
phân tích của nhóm tác giả Tịnh - Trọng - Ưng ở trên. Nên có thể nào, vì thế, mà tiếng hát
mồ côi, như một biểu hiện về đời sống thậm khổ luôn vẳng lên mỗi khi những người con
H’mông gặp bước hoạn nạn ở đời. Người mồ côi là đại diện cho ảnh tượng khổ đau, cơ cực
của một tộc người đã chịu đựng quá nhiều khốn khổ, cả sinh kế, điều kiện sống lẫn một lịch
sử bi thương, trốn chạy. Nên, để thêm hiểu bài ca mồ côi và quạ đen, cũng như tiếng hát mồ
côi nói chung, còn cần đặt nó như là một lối hành xử quen thuộc trong tâm lí tộc người. Với
người H’mông, những kẻ sống kiêu hùng nơi miền núi đá, lịch sử máu và nước mắt của họ
đã hun đúc nên một tính cách bất khuất đến hiếu chiến, quyết liệt đến cực đoan trong các
hành xử. Để bảo tồn sự sống của tộc loại, người H’mông đã hằn vào trong thế ứng xử tộc
người phẩm chất nổi loạn. Người H’mông không ngừng nổi loạn, phản kháng để bảo vệ
quyền lợi của mình, mà nhiều nhà dân tộc học thừa nhận là sự “tự vệ chính đáng”. Nó
chính đáng như lời một thủ lĩnh H’mông khi được hỏi vì sao người H’mông hay nổi loạn:
hãy hỏi con gấu đang bị trọng thuơng xem vì sao nó phải phản kháng, hãy hỏi con chó đang
bị đánh đập xem tại sao nó phải kêu rên, và hãy hỏi con hươu bị săn đuổi đến cùng đường
kia xem vì sao nó buộc phải rời núi (Savina 1924).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.