NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 77

Những thống kê không chính thức về các vụ nổi loạn - tự vệ liên tiếp của người

H’mông trong lịch sử, một lịch sử làm bằng nổi loạn đã cho phép nhìn thấy ở tộc người này
hai thái cực trong hành xử khi bị áp bức: 1/ Nổi loạn; 2/ Tự tử. H’mông tộc không phải là
tộc thụ động, đấy là tộc hành động; không “nhu” mà “cương”. Dân ca của người H’mông,
khi nhân vật của mình bị áp bức, không chỉ có than thân trách phận, họ còn biết nổi loạn
hoặc tự tử. Hai vấn đề này, có tính chất nổi trội kiến tạo nên cá tính tộc người: “cá tính
H’mông”. Về tự tử, một vấn đề phổ biến trong xã hội H’mông, rất đặc biệt ở Việt Nam, chủ
yếu là ăn lá ngón mà chết, vấn đề này sẽ được bàn kỹ hơn ở những phần sau. Còn nổi loạn -
trong trường hợp của mồ côi, thì bài dân ca mồ côi và quạ đen dẫn trên chính nằm trong
nguồn mạch này. Bài dân ca trên là một phản kháng mang đậm “cá tính H’mông” bất khuất.
Thế nên, nhiều chỗ khác, chúng ta lại thấy nhân vật mồ côi “nói chí”:

“Trâu măng uống nước, trâu măng tự mọc được sừng

Mồ côi không chết, mồ côi có đôi bàn tay cần cù

Mồ côi tự làm ăn

Mồ côi sẽ lớn lên”

(Doãn Thanh 1984)

Chỗ nữa, lại thể hiện sự “tôn nghiêm mồ côi” - ví mình như chim phượng chẳng qua

tức thời thất thế mà thôi:

“Đời người như mồ côi này,

khác nào phượng hoàng đỗ chân đèo(...)

Đời người như mồ côi này,

khác nào phượng hoàng đỗ dưới rộc”

(Doãn Thanh 1984)

Chính tính cách bất khuất, cũng góp vào làm nên lịch sử lưu vong H’mông. Ở nơi nào

người H’mông không vừa ý, thì họ lập tức bỏ đi, “không ở đất này thì ở đất kia”, du cư
sang một nơi khác. Để trở lại với lí giải của các nhà marxism, nếu quan niệm Tiếng hát mồ
côi
là sản phẩm của xã hội phân chia giai cấp thì hiển nhiên, một cách đồng dạng trong sơ
đồ tiến hóa, người ta hẳn phải thấy điều đó ở xã hội người Việt, và sau đó là Thái, Tày,
Mường, vì tất cả đều có một sự phổ quát của những câu ca về thân phận mồ côi. Đấy là
chưa nói, trong những xã hội này, sự phân chia đẳng cấp (chứ không phải giai cấp) mới là
thực có, từ sâu đậm đến mờ nhạt hơn, mà dù thế nào thì sự phân hóa trong xã hội H’mông
là không thể so sánh. Nhưng lại tồn tại một thực tế khác đưa lại là ở các tộc người vừa kể
trên không thấy ở tộc nào mà tiếng hát mồ côi lại có vị trí quan trọng như ở người H’mông,
nổi bật lên làm thành một trong năm chủ đề chính của kho tàng dân ca tộc người. Vậy thì,
phải có thêm những kiến giải từ hướng khác cho sự kiện Tiếng hát mồ côi trong tâm thức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.