NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 78

H’mông. Theo đó, sở dĩ ở người H’mông, mồ côi nổi lên như một “chấn thương” tâm lí,
làm thành 1 trong 5 chủ đề dân ca đặc thù và đặc sắc, và đồng thời là 50% truyện cổ
H’mông là truyện mồ côi (Lê Trung Vũ 2010: 56) thì chính bởi trong tâm hồn H’mông đã
tồn tại sẵn nỗi đau mất quê hương, mất quê cha đất mẹ nên trở thành tộc người mồ côi lang
thang, cay cực và vẫn còn lang thang đến tận ngày nay. Chấn thương tâm lí mất quê hương,
sau này trùng phức vào tâm trạng kẻ mồ côi, từ tâm lí rọi chiếu ra ngoài làm thành mảng
dân ca, truyện kể rất độc đáo. Đồng thời, khi được cất tiếng hát, kể về câu chuyện những
mồ côi, người H’mông đã giải phóng cho chính mình khỏi chấn thương tộc người mất quê
hương, mất đất mẹ, để có thể tồn tại. Một lối giải ẩn ức thông qua văn chương dân gian -
cái kho kí ức tập thể truyền khẩu đáng kể hơn cả của tộc người vốn không có chữ viết.

Giả thuyết về một tâm thức mồ côi, tâm thức lưu vong tồn tại trong tâm hồn H’mông,

như một sản phẩm phức tạp của lịch sử và căn tính tộc người, nhằm góp vào lí giải di dân
H’mông vẫn mạnh mẽ cho đến tận ngày nay. Nhà dân tộc học J. Michaud đưa ra những hệ
quả quan trọng làm động cơ thúc đẩy di dân H’mông như: [1] tranh chấp chính trị với
người Hán thất bại, là động cơ chính yếu để H’mông di dân xuống phương Nam; [2]
nguyên nhân quan trọng cho hành vi di cư mang tính cá biệt là những vùng đất mới hứa hẹn
cho canh tác nương rẫy; [3] tìm kiếm vùng đất mới cho canh tác thuốc phiện, siêu lợi nhuận
trong quá khứ; [4] mối quan hệ đặc biệt của H’mông và nhóm người Hoa theo Hồi giáo,
những nhà cung cấp muối, sắt cũng như một số nhu yếu phẩm cho người H’mông, tạo
thành sự di dân theo mậu dịch lưu động. Bốn hệ quả di dân H’mông cơ bản của J. Michaud
đưa ra đã góp vào soi sáng rất nhiều vấn đề quan trọng trong quá khứ H’mông. Nhưng ngày
nay, chỉ còn lí do thứ hai [2], tìm kiếm đất mới để canh tác nương rẫy là thường được các
cắt nghĩa về di dân H’mông nói tới. Tuy thế, dù có những vùng đất rất thuận lợi trong chính
sách nông nghiệp định cư của nhà nước đồng bằng nhưng cũng đã không níu giữ được
bước chân du cư người H’mông. Còn ba hệ quả còn lại [1], [3] và [4] thuộc về quá khứ.
Vậy, để góp vào phân tích di dân H’mông, hệ quả phức tạp của di dân là trường tác động
của tâm thức lưu vong tộc người. Lịch sử trốn chạy của H’mông đã kiến tạo nên tâm thức
lưu vong. Và, ngày nay, tâm thức lưu vong H’mông ấy quay trở lại qui định lịch sử. Sự xáo
trộn của các khối núi Đông Nam Á, một khu vực Zomia mang căn cước thiểu số đang tồn
tại ở Đông Nam Á hiện đại. Di dân đã trở thành “tri thức bản địa” của các tộc người nơi
đây, mà H’mông là một nổi trội để tránh khỏi các áp lực của chính quyền đồng bằng. Đồng
thời, di dân dù đói khổ, nhưng bù lại, cho phép tộc người đạt lấy một sự tự do, tự trị để duy
trì căn cước và giành giật sự kiến tạo bản sắc tộc người ở Đông Nam Á. Vấn đề này, chỉ có
thể được giải quyết khi các chính sách của nhà nước đồng bằng đạt tới một sự thông hiểu
và đủ tôn trọng các quyền bản địa. Chừng nào, những nhu cầu tối thiểu được tôn trọng ấy
của tộc người chưa diễn ra, các khối núi còn là sự xáo trộn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.