NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 151

Người H’mông, vì thế, được dân tộc học biết đến là tộc người luôn có những quan

niệm tình yêu dân chủ và tự do. Trong thời gian hiếm hoi của tuổi thanh xuân, trai gái được
thoải mái tìm hiểu nhau và quan hệ tính giao nếu có, là rất bình thường, nói như lối J.
Lemoine, người H’mông không quan trọng điều đó (Lemoine 1972). Quyền tự do tính giao
là quyền hợp pháp của thanh niên trai gái H’mông, và điều này hẳn rất phổ biến. Tôi trong
một lần thăm hỏi dân tộc học ở Hà Giang, có một chi tiết thú vị được cung cấp từ cụ Hùng
Đình Quý đó là, người H’mông rất kiêng ai đó trên đường đến nhà người khác mà có quan
hệ tính giao dọc đường, với người H’mông như vậy là không trong sạch, phải "rửa" bằng
cách cúng (gà trống, lợn trắng). Như vậy, ở người H’mông hoạt động tính giao tự do, "dọc
đường", không phải hiếm. Những ghi nhận dân tộc chí khác về sự tự do trong tính giao của
người H’mông bổ sung cho tính "cởi mở" về quan niệm dục tình ở người H’mông. Ngoại
tình, một trong những cấm kị ghê gớm của các tộc người nam quyền khắc nghiệt. Người
đàn bà ngoại tình có thể bị giết chết. Nhưng trong cộng đồng H’mông, ngoại tình chỉ bị
phạt vạ tương đối "nhẹ". Luật tục H’mông trắng Đồng Văn ghi nhận, đàn ông ngoại tình
với gái chưa có chồng, bị phát hiện lần đầu chỉ phải nộp làng 10 lít rượu, 10 kg thịt để anh
em họ hàng ăn uống.

Nếu anh ta vẫn vi phạm lần 2 thì bị phạt bằng cách thông báo cho bà con chòm xóm

biết. Kẻ vi phạm phải đến từng nhà nói về lỗi lẫm của mình và hứa không tái phạm. Ngoài
ra, hắn ta còn phải trả cho hai người đi cùng mỗi người 20.000đ. Nếu cố tình vi phạm lần 3
phải cung cấp đủ rượu, thịt, cơm để dân bản ăn uống tại nhà trưởng bản (mỗi gia đình cử 1
người đến dự). Kẻ vi phạm còn phải sửa 300m đường mòn trong bản hoặc trồng 100 cây
trên đồi và phải đảm bảo chăm sóc cây cho sống được, nếu chết phải trồng lại. Nếu người
phụ nữ có chồng ngoại tình với trai chưa vợ hay có vợ đều phải chịu hình phạt như trên.
Hai người đã có gia đình ngoại tình với nhau cũng bị xử phạt tương tự (Phạm Quang Hoan
2001). Tập quán pháp của người H’mông trắng ở xã Phỏng Lái, Sơn La thì cho biết: Tội
ngoại tình, làng bản bắt được sẽ bị phạt nặng, cao nhất là 36 đồng bạc trắng, thiết rượu thịt
cho cả làng ăn vạ (Hồ Ly Giang 2013: 98). Cần phải tiến hành so sánh dân tộc học tội ngoại
tình trong các xã hội H’mông, Mường, Thái, Tày và Việt để thấy được tộc người nào đã có
những qui tắc xã hội khá mềm mỏng với tội ngoại tình. Ở người Mường, như Mãn Đức,
phong tục không khoan dung với kẻ ngoại tình, đàn ông hay đàn bà đều xử tội tử hình theo
yêu cầu của người chồng bị "cắm sừng". Nhưng cũng nhiều nơi, ngoại tình chỉ bị phạt vạ
và khá ít trường hợp bị xử tử. Tuy thế, phạt vạ vì ngoại tình của người Mường là khá cao,
đàn bà bỏ nhà thêm tội ngoại tình lại có con riêng do ngoại tình thì phạt vạ hoàn trả hồi
môn cho nhà chồng kèm thêm 12 trâu. Nếu bà ta không trả được thì gia đình cha mẹ đẻ
phải lo đền vạ khoản tiền phạt đó. Khi người đàn ông đồng lõa với người đàn bà ngoại tình
là con trai thổ lang thì ông ta phải chịu khoản phạt 27 trâu. Vợ thổ lang bị bắt quả tang
ngoại tình thì chịu đánh gậy nếu đó là người đàn bà quí tộc. Tuy thế, nếu người đàn bà ấy là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.