NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 150

cư to lớn của một lớp người nói tiếng Thái ở Tây nam Trung-quốc tràn qua. Chính trên cơ sở của sự hỗn hợp hai

yếu tố đó, một sự hỗn hợp sâu sắc, đã tạo nên người Việt trước khi có yếu tố Hán tràn qua" (1963: 193-194). Quan

điểm của Vương Hoàng Tuyên có một sức chi phối khá mạnh với các nhà nghiên cứu Xã hội Chủ nghĩa sau này,

mà những người ảnh hưởng đáng kể chính là Phan Ngọc và Phạm Đức Dương ở công trình viết chung Tiếp xúc

ngôn ngữ ở Đông Nam Á (Viện Đông Nam Á xb, 1983).

Đáng chú ý, để chứng minh cơ tầng văn hóa bản địa đầu tiên Môn - Khơ-me, Vương Hoàng Tuyên trong hệ

thống luận điểm của mình có nói tới luận điểm cây khèn mà sự tồn tại phổ biến của nó ở cư dân Nam Á, người

Thái, ở hình ảnh khắc trên trống đồng tìm thấy nhiều nơi như Vân Nam, Đông Sơn đến Indonesia cho phép tin rằng

cái khèn là nhạc cụ đại diện thuộc về một nền văn hóa gốc Môn - Khơ-me cổ xưa ở Việt Nam (1963: 165-166).

Nếu ý kiến H’mông là Người-tự-do có cơ sở

[124]

, thì khá thú vị, chúng ta biết, các tộc

danh đều có ý nghĩa ban đầu là chỉ Con người. Tộc thiểu số nào cũng muốn mình trước
nhất được coi là Con người. Sau đó, mỗi tộc người sẽ có cái phụ tố đính kèm sau cái Con
người ấy, với người H’mông là phụ tố "tự do"; ghép lại thành Người-tự-do. Để đổi lấy tự
do, tự trị, lịch sử người H’mông đã chứng kiến những xung đột "đầy máu và nước mắt" -
một cụm từ quen thuộc, lặp đi lặp lại trong các sách vở ghi chép về người H’mông. Và,
việc chọn lựa một địa hình cư trú đầy khắc nghiệt, sống trên những đỉnh núi là cái giá cho
sự không-phụ-thuộc. Bởi, nếu xuống vùng đất thấp, người H’mông buộc phải chọn lựa thân
phận bị trị bởi chủ nhân vùng Đông Bắc là Thổ ty, Quằng Tày, và chủ nhân vùng Tây Bắc
là Phía, Tạo Thái. Với một khí chất quật cường, vũ dũng và manh động, người H’mông
trong bức tranh địa lý - lịch sử Việt Nam, là một kẻ đến muộn, có mặt ở Việt Nam khoảng
ba thế kỷ, họ đã liên tục tiến hành chiến tranh với các tộc người "bản địa" chủ nhân thế giới
miền núi phía bắc Việt Nam là vành đai chắn Tày và Thái. Thất bại trong chiến tranh quân
sự, nhưng lại không chấp nhận thân phận bị trị, người H’mông buộc phải co rút lên miền
núi cao trên 800m - môi trường sống quen thuộc của họ, nơi không có nước và đỉa. Chọn
lựa sống ở núi cao Việt Nam, hay các toàn khối núi cao Đông Nam Á là lựa chọn không
mấy khó khăn với người H’mông. Bởi, vùng núi cao Việt Nam vốn cùng một dải địa tầng
với thế giới miền núi cao Vân Nam, nơi mà sự hiểm trở địa lý đã trở nên thành trì cố thủ
nhiều đời của người H’mông khi rút chạy khỏi sự truy bức của người Hán. Trong một
không gian đầy bất lợi về địa chính trị ấy, tình yêu, vì thế, là không gian tưởng tượng tự do
lý tưởng được tộc người duy trì xuyên thời gian, xuyên biên giới, giải lãnh thổ hóa. Bởi, tự
do trong tình yêu là một tự do thiết thực, lại dễ đạt được mà không hề dẫn đến tranh chấp,
xô xát quân sự, chính trị. Tình yêu, vì thế, được văn hóa tộc người "xây dựng" và "qui ước"
để tương thích với những tâm hồn H’mông đau khổ và đói khổ nhưng cao thượng và tự do.
Tâm hồn H’mông dựa vào sự tự do trong tình yêu mà bay bổng sống. Tình yêu là một lối
cất mình mộng mơ giữa một cuộc đời thế tục nghiệt ngã.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.