NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 17

Người H’mông ở nhiều nơi khác vẫn có ước ao có lần về thăm lại Mèo Vạc nơi quê hương
của họ, như lời một truyền bản dân ca:

“Cá ở dưới nước,

Chim bay trên trời,

Chúng ta sống ở vùng cao.

Và con chim có tổ,

Người Mèo ta cũng có quê,

Quê ta là Mèo Vạc”.

(Bế Viết Đẳng 1973: 292)

[6]

[2] Hà Giang cũng là nơi có số người H’mông đông nhất Việt Nam (theo số liệu Tổng

cục thống kê năm 2009, người H’mông ở Việt Nam có 1.068.189 người, trong đó, Hà
Giang có 231.464 người, chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng số người H’mông tại
Việt Nam). Hà Giang cũng là nơi duy nhất tại miền núi phía Bắc mà các ngành H’mông hội
đủ.

[3] Thật quan trọng, Hà Giang cũng là nơi tại Việt Nam mà người H’mông đã từng tổ

chức, thiết lập được nền chính trị tộc người còn lưu dấu lại ở hai tiếng Mèo Vạc (Miêu
vương / Vua Mèo) và ở Đồng Văn với sự cai trị của dòng họ Vương. Dinh Vua Mèo ngày
nay còn lại khá nguyên trạng cho phép khảo sát về sự tiến triển kiến trúc H’mông

[7]

.

[4] Cuối cùng, địa hình hiểm trở của Hà Giang, nhất là các huyện vùng cao, khiến các

tộc người nơi đây bị biến đổi chậm hơn các khu vực khác.

Nếu Hà Giang với đầy đủ những tính chất bất lợi của một tỉnh miền núi: vùng cao,

vùng sâu, vùng xa như cách nói của truyền thông, thì, cao nguyên đá lại thuộc về cụm địa
hình hiểm trở, xa cách và có cao độ bậc nhất của tỉnh. Tất cả, tạo thành thế địa lý vùng cao
của vùng cao, với những dãy núi cao trải dài bất tận. Núi nhiều đến nỗi mà vào đầu thế kỷ
XX, các cụ nhà ta khi tìm hiểu địa dư các tỉnh Bắc kỳ phải thốt lên: "Tỉnh Hà Giang thật
lắm núi" (Đỗ Đình-Nghiêm và... 1930: 126). Nhà nho Duy Tân Lương Văn Can khi soạn
lời ca cho Đại Việt địa dư đã đặt lời về đạo Hà Giang rất trúng: “Núi hoang rừng rậm tít mù
viễn biên” (Lương Văn Can 1925: 20).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.