NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 19

vùng Đông Bắc, gồm cao nguyên Đồng Văn 1600m, hai cao nguyên còn lại là Quản Bạ và
Bắc Hà cao trung bình 1000 - 1200m (Lê Bá Thảo 2009: 36). Như vậy, có thể hình dung về
tổng thể khối cao nguyên đá trên thân thể địa lý Hà Giang, như một người đàn bà nằm ngửa
với tấm thân dày dưới 500m, đột ngột nhô lên khối bầu vú căng đầy hướng lên trời cao trên
cả 1000m là khối cao nguyên đá, mà núm vú trồi lên, cái nhũ hoa ấy là huyện Đồng Văn
cao 1600m. Liên tưởng của tôi không hẳn vô cớ. Rồi đây, bạn sẽ gặp lại nhiều núi đôi như
thế trong suốt hành trình trên vùng cao nguyên đá. Trong đấy, Quản Bạ được thiên nhiên ưu
ái riêng một cặp núi đôi của hoa khôi, phơi hớ hênh ở ngay cánh đồng đối diện phía cổng
trời. Dân bản địa nói rằng, theo truyện kể dân gian thì đó là cặp “núi đôi” của một nàng tiên
nằm ngửa. Nàng tiên ấy hẳn là đẹp nhất! Người dân nơi đây kể ra thật hoa tình. Hoa tình có
lẽ phải là bản chất, làm thành cái óc khai phóng tính dục của các tộc người miền núi. Hãy
thả lỏng một chút mơ mộng theo truyện kể, sống trên phần thân thể đẹp nhất của những
nàng tiên, ngày ngày, những người H’mông, Dao, Tày, Pu Péo, Lô Lô, Cờ Lao, La Chí,
Giáy... ở cao nguyên đá được leo trèo trên các “núi đôi” thì thật là lạc thú. Nối cái mạch
tưởng tượng hoa tình của đất và người vùng cao, tôi muốn đưa bạn đi tìm kiếm “cái khe”
trên thân thể người tiên xinh đẹp. Những cái khe sâu hun hút, được tạo bởi hai sườn núi
bóp hẹp dần mỗi khi trượt mắt nhìn xuống dưới. Và mở xuống tận cùng dưới những khe
núi, có khi lại là những dòng nước mát. Sông đó. Nguồn cung cấp nước vô cùng quí giá cho
những người miền núi cao đá vôi luôn thiếu nước. Nhà địa chất Lê Bá Thảo đứng trước các
khe mở ra từ thân thể nàng tiên cao nguyên đá, lòng chứa thơ mà viết những dòng miêu tả
địa lý thật ấn tượng: “Không có quang cảnh nào hùng vĩ và đáng kinh ngạc hơn là khi đứng
ở trên bờ cao nguyên nhìn xuống hẻm sâu hun hút đến gần 800 - 1000m và chạy dài đến
hàng chục kilômét như thế. Người ta bất giác phải sững sờ trước công trình thực vĩ đại của
tự nhiên và không thể ngờ rằng con sông ở dưới chân ngày trước đã có lần chảy ngay trên
bề mặt cao nguyên và đã xẻ qua khối núi đồ sộ này như một lưỡi dao xén thật sắc!” (Lê Bá
Thảo 2009: 36-37). Có hai hẻm sông lớn chảy qua cao nguyên đá Đồng Văn. Hẻm sông
Miên cắt qua cao nguyên Quản Bạ dài hơn 10 km. Hẻm sông Nho Quế (Tả lèng) cắt qua
cao nguyên Đồng Văn ở hai đoạn dài tổng cộng hơn 20 km (Lê Bá Thảo 2009: 36). Len lỏi
đổ vào hai hẻm sông lớn, là hàng loạt suối, khe nhỏ rậm rạp, chằng chịt kiểu rễ cây. Tất cả
châu vào, dồn nước cho sông lớn, và chỗ lộ ra thật đẹp đẽ là các hẻm sông. Các hẻm sông
lớn cũng chính là nơi tạo các thung lũng, dù chật hẹp ở vùng cao nguyên đá. Nhưng dù hẹp,
thì men theo những hẻm thung lũng sông vẫn là một lựa chọn quen thuộc để xây dựng các
con đường thâm nhập lên cao. Vì thế, dọc tuyến đường 4C dài khoảng 160km, từ thành phố
Hà Giang lên đỉnh cao nguyên, có lúc con đường sẽ đưa bạn men theo những dòng sông rất
thơ. Và sự thơ mộng sẽ dâng lên nhiều hơn nếu bạn còn giữ đủ niềm mơ. Hãy nhớ mà liên
tưởng con đường đang bám dọc ven sông kia là chảy trôi theo khe bãi của nàng tiên phơi
đồi núi! Những nương ngô, ruộng lúa xanh mướt. Những nếp nhà nhỏ xinh. Những váy áo
sặc sỡ thỉnh thoảng lại đột ngột xuất hiện trên đường, báo cho lữ khách biết núi đồi không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.