Zomia duy trì nền kinh tế, văn hóa vật chất linh động, du canh du cư, truyền khẩu, tôn giáo bản địa và chủ nghĩa
bình đẳng tộc người. Zomia duy trì chính trị không nhà nước, quyền tự trị trong rừng và trên núi (thậm chí ngoài
biên cả) mang đặc tính chính trị của kẻ yếu, trốn thoát đồng bằng, tìm thấy tự do để có thể bảo lưu, duy trì văn hóa
tộc người ở trong rừng và trên núi, nơi những ngoại biên.
Zomia sẽ tồn tại rõ nét hơn nếu được quan sát trước thế kỷ XX, về sau, với sự lớn mạnh của các nhà nước
đồng bằng, Zomia dần trở nên mờ nhạt. Nỗ lực duy trì sự tự trị là đặc điểm chủ đạo để hiểu về Zomia. Vì thế, tất cả
mọi động hướng của tộc người thuộc Zomia (ở Việt Nam, miền núi phía Bắc, nổi bật là các quyền lực Mường -
Thái - Tày và H’mông và các tộc thiểu số còn lại) từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo đều được vận hành cốt sao
nhầm đạt kết quả duy trì thành công chính trị tự trị phi chính phủ. Và tù ngoại biên, trên núi, trong những cánh
rừng, Zomia đã tác động trở lại các nhà nước đồng bằng, góp phần kiến tạo các "bản sắc" quốc gia thuộc khối
Zomia đổ bóng.
Đến đây, tạm khép lại vấn đề, kết [để] mở nhiều hơn là kết [để] luận, tôi muốn nhìn
nhận một vài đặc điểm quan trọng trong chính trị tộc người vùng cao miền Bắc Việt Nam
trong quá khứ. Ở phần quan trọng nhất của miền núi: ràng buộc giữa các quyền lực miền
núi cao (đỉnh núi) và miền núi thấp (chân núi, thung lũng) tạo thành quyền lực miền núi nói
chung quan hệ với các đồng bằng mang đặc trưng Việt Nam sẽ là như sau:
1/ Giữa hỗn độn của bức tranh tộc người, nhóm tộc người miền núi phía Bắc Việt Nam
cuối thế kỷ XIX hình thành hai lớp quyền lực chủ đạo. Lớp quyền lực vành đai núi thấp
Mường - Thái (Tây Bắc) và Tày (Đông Bắc) là vành đai quyền lực nổi trội, sức mạnh của
họ bao trùm toàn bộ các vùng núi. Trong đấy, vượt thoát trên các đỉnh núi, chung cho cả
của Đông Bắc và Tây Bắc, bởi sự dữ dằn, thiện chiến và đông đảo, lại hình thành riêng lớp
quyền lực của người H’mông - quyền lực đỉnh núi. Các lớp quyền lực này tồn tại mối quan
hệ liên đới phức tạp với nhau. Mối quan hệ của hai lớp quyền lực núi cao và núi thấp, cũng
như toàn miền núi với đồng bằng thì còn đợi chờ ở tương lai để được sáng tỏ hơn. Điều
chắc chắn, họ - những người thiểu số miền núi, đã tham gia những mắt xích quan trọng
nhất trong vận mệnh nước Việt Nam cả quá khứ và hiện đại.
2/ Với các quyền lực miền núi, cả thấp và cao, các tộc người Tày, Thái và H’mông
thường có "thân phận kép", nhận quyền bảo hộ của cả Việt Nam và Trung Hoa, sau này,
thêm Pháp. Tùy bối cảnh thời cuộc khác nhau, khi nền chính trị đồng bằng nào đủ tôn
trọng, và đem lợi (thực ra là ít gây thiệt hại nhất) cho tộc người, thì chính trị tộc người ngả
về phía triều đình mang lợi ích. Trong lịch sử phần miền núi phía bắc Việt Nam trung đại,
về cơ bản, các tộc người đã chọn xu hướng ngả về quốc gia Đại Việt bởi tinh thần Hoa - di
luôn mờ nhạt hơn "quê gốc" Trung Hoa (những nhóm thiểu số tràn sang Việt Nam chính là
những kẻ thất trận phải trốn chạy khỏi đế chế Trung Hoa). Và dù ngả về phía nào, thì tộc
người cũng là những nạn nhân khốn khổ, bị ép buộc lựa chọn phía này hay phía kia, mà