NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 28

thuốc phiện Đông Nam Á, và nhất là Đông Dương. Cây thuốc phiện với sự thích hợp đặc
biệt với môi trường núi đá vôi, không khí lạnh trên cao như vùng người H’mông sinh sống
đã biến tộc người tội nghiệp này thành những nông dân thiện nghệ trong trồng, chế biến và
buôn lậu thuốc phiện. Lợi nhuận kinh khủng từ thuốc phiện, mà một ví dụ dưới thời của
thực dân toàn quyền P. Doumer cho biết chiếm 1/3 tổng thu nhập từ thuộc địa (McCoi
2002: 115) đã lôi kéo hàng loạt tộc người miền núi vào hoạt động trồng và buôn bán thuốc
phiện. Đồng Văn từng là một trọng điểm vùng thuốc phiện Đông Bắc mà quyền lực vua
Mèo Vương Chí Sình trong quá khứ là một trong những minh chứng sống động cho thế lực
thuốc phiện người H’mông Đông Bắc Việt Nam. Các tộc người thì luôn cố gắng và khao
khát có thể duy trì quyền lực và nền tự trị tộc người tối đa có thể. Ngược lại, các nhà nước
đồng bằng lại duy trì nỗ lực phá vỡ sự tự trị tộc người nhằm vươn tầm kiểm soát đến mọi
xó rừng góc núi có thể. Sự hoàn thiện những con đường lớn xuyên qua các ngọn núi, các
cánh rừng, các làng mạc hẻo lánh là một biểu hiện có chủ định. Con đường phá vỡ sự ngăn
cách mà địa lý gây ra, dễ dàng trung chuyển mọi ý chí miền xuôi áp lên miền ngược. Việc
mở rộng và hoàn thiện con đường 4C - tên nhà nước Việt Nam đặt là Con đường Hạnh
phúc, nối liền từ thành phố Hà Giang lên bốn huyện vùng cao dài khoảng 160 km, đã kết
nối thế giới vùng núi với phân đồng bằng thấp phía dưới. Trước đây, ở cao nguyên đá,
những con đường núi, những nẻo đường mòn là đường đi lối lại, ngựa là một phương tiện
lý tưởng. Người vùng cao, vì thế, rất quí ngựa. Đi chợ phiên để ngắm ngựa cũng là một cái
thú. Người H’mông, trong tưởng tượng tâm linh của họ, khi qua đời cũng phải nhờ ngựa
đưa linh hồn về đất tổ tiên. Nhóm H’mông hoa, H’mông trắng, ngày xưa nhiều nơi không
ăn thịt ngựa. Vì ngựa (gậy cáng người chết một đầu đẽo hình móng ngựa) là vật chở người
H’mông sang thế giới trên kia. Ngoài ra, trong đời sống thế tục, trước đây, các nhóm
H’mông đều rất ít ăn thịt ngựa

[15]

. Chưa nói đến cái lí tâm linh, hãy nói về cái lí thế tục thì

ngựa là đôi chân vạn năng, nối dài bước đi của người miền núi, nên không dễ dàng để hi
sinh một con ngựa. Nào, hãy thử đi lòng vòng ở miền núi và trong cao nguyên đá hồi thế kỷ
trước để biết quí hơn sức ngựa:

Dưới thời Nguyễn: "Tỉnh lỵ Tuyên Quang tiếp giáp với huyện Hùng Quan, thuộc phủ Đoan Hùng,

tỉnh Son Tây. Từ tỉnh lỵ đến đồn An Biên hết 8 ngày đường; từ đồn An Biên [thành phố Hà Giang ngày nay -

NMT] do đường An Định, Bắc Nhự đến Vân Trung [Bảo Lạc - NMT], hết 5 ngày; nếu do đường Đại Miện,

Tiểu Miện đi Vân Trung thì hết 8 ngày. Tính suốt ra, từ tỉnh thành [Tuyên Quang] đến châu Bảo Lạc, đi được

yên lành cũng đã hơn nửa tháng. (Thực Lục 2004, T.4: 92).

Dưới thời thuộc Pháp: “Từ Mèo-Vạc đến Đồng-Văn 22km 6, đi bộ 5 giờ. Từ Đồng-Văn đến Pho-

Bang 28km, đi bộ 6 giờ, đi ngựa 4 giờ. Từ Pho-Bang đến Yên-Minh 23km, đi bộ 6 giờ, đi ngựa hơn 3 giờ.

Từ Yên-Minh đến Quan-Ba 30km, đi bộ 7 giờ, đi ngựa 5 giờ” (Đỗ Đình-Nghiêm và... 1930:128).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.